Nội dung bài viết [Ẩn]
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là loại hợp đồng rất thông dụng hiện nay, khi mà nhu cầu thuê mặt bằng của người dân không ngừng tăng lên. Các vướng mắc hay gặp phải của việc thuê mặt bằng kinh doanh là hiệu lực của hợp đồng thuê và các tranh chấp phát sinh. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi xin cung cấp đến các bạn quy định về luật cho thuê mặt bằng.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Mặt bằng kinh doanh chính là địa điểm được dùng để tổ chức việc kinh doanh, mua bán. Hầu hết các hoạt động giao dịch, mua bán của đơn vị đều được tổ chức tại đây. Vị trí, chất lượng của mặt bằng ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả kinh doanh của các đơn vị.
Điều đầu tiên mặt bằng cần đáp ứng được chính là có diện tích phù hợp. Ngoài ra, nó cũng phải nằm ở những vị trí đẹp, thuận lợi. Chỉ khi đó, việc tiếp cận khách hàng mới trở nên dễ dàng và hiệu quả. Đây chính là yếu tố tiên quyết để có được chất lượng kinh doanh tốt nhất.
Mặt bằng chính là yếu tố quyết định 50% sự thành công trong kinh doanh, phần còn lại chia đều cho hiệu quả marketing, giá cả, chất lượng sản phẩm và tác phong phục vụ của cửa hàng. Vì thế, cách chọn mặt bằng kinh doanh sao cho hiệu quả chính là điều mà tất cả những ai có ý định mở cửa hàng phải quan tâm đầu tiên.
Nếu chọn được mặt bằng đẹp, rộng rãi, tập trung nhiều khách hàng tiềm năng và giá cả hợp lý, chắc chắn bạn sẽ yên tâm kinh doanh và đều đặn thu về khoản tiền lãi khổng lồ thu được.
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là văn bản thỏa thuận về việc thuê một mặt bằng hoặc không gian hoặc văn phòng để hoạt động kinh doanh. Theo đó bên cho thuê giao tài sản lại cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định, còn bên thuê phải trả tiền thuê để khai thác tài sản đó.
Theo Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng thì thông thường hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, hoặc theo thỏa thuận cúa các bên. Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là một hợp đồng dân sự và cũng tuân theo các nguyên tắc này, tuy nhiên có một số điểm lưu ý:
Căn cứ tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Tại khoản 2, Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Do vậy, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh phải được lập thành văn bản theo quy định.
Tuy nhiên, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cũng là một trong những hợp đồng thuê bất động sản, nếu ký hợp đồng với một tổ chức, các nhân hoạt động kinh doanh bất động sản thì sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Trong trường hợp này phải áp dụng theo mẫu ban hành nếu không sẽ vi phạm về hình thức của hợp đồng và dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
Đối với các hợp đồng thỏa thuận dân sự nói chung và hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh nói riêng, việc công chứng hay không sẽ ảnh hưởng tới tính hiệu lực của hợp đồng. Tùy theo loại hình hợp đồng, đối tượng làm hợp đồng dân sự mà luật pháp quy định hợp đồng có cần phải chứng thực hay không.
Theo pháp luật hiện hành, các luật điều chỉnh việc công chứng cho hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh bao gồm: Luật nhà ở, Bộ Luật Dân sự và Luật Kinh doanh bất động sản
Hiện nay, khi các chiêu lừa đảo thuê mặt bằng, thuê văn phòng, cửa ahnfg ngày một tràn lan và tinh vi, thì chỉ có hợp đồng công chứng mới là yếu tố để đảm bảo tính an toàn cho người thuê. Do vậy, dù hơi rắc rối về thủ tục và tốn thời gian, song người thuê nên tiến hành công chứng hợp đồng, dù cho trường hợp của mình có cần công chứng hay không đi chăng nữa. Đó là cách bảo vệ mình tốt nhất trước những chiêu lừa đảo phổ biến hiện nay.
Để tìm hiểu cụ thể các vấn đề liên quan đến hiệu lực của hợp đồng, mời quí vị xem: Những vấn đề pháp lý về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân do các bên VI PHẠM HỢP ĐỒNG hoặc do bên thuê ngang nhiên lấy lại mặt bằng, vấn đề liên quan đến hiệu lực hợp đồng..
Khi phát sinh tranh chấp các bên nên tự tiến hành thương lượng, thỏa thuận, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhau. Trường hợp các bên không thể giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng cách lượng lượng, một bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.
Theo đó trình tự, thủ tục khởi kiện và giải quyết vụ án tại Tòa án nhân dân được thực hiện như sau:
(i) Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng cho thuê mặt. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;
(ii) Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý;
(iii) Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử bao gồm: Chuẩn bị xét xử và hòa giải;
(iv) Tòa án thực hiện việc xét xử sơ thẩm vụ án;
(v) Xét xử phúc thẩm vụ án (nếu có).
Nhà mặt phố hay còn gọi là nhà phố là tên gọi của những căn nhà có vị trí nằm ở ngay mặt đường lớn hay ở những khu phố có mật độ dân cư đông. Không chỉ mang tính chất thuận tiện cho việc đi lại mà còn có thể dùng để kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng. Đây là hình thức nhà đất tập trung mang tính phổ biến ở các khu vực như thành thị, thị trấn, đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Việc tìm thuê, tận dụng nhà phố có địa thế để mở cửa hàng kinh doanh quán ăn, quán cafe, shop quần áo,... hoặc đại lý giao dịch sẽ vô cùng thuận tiện và khả năng cho số lượng khách ghé thăm sẽ lớn hơn rất nhiều so với các mặt bằng nhà hẻm, nhà chung cư,...
Thực tế cho thấy thuê cửa hàng có địa điểm thuận lợi quyết định trực tiếp đến thành công. Do vậy, bạn hãy khôn ngoan chọn thuê văn phòng hay thuê mặt bằng cửa hàng cho mình một vị trí “đắc địa” giúp công việc kinh doanh trở nên thuận lợi. Đó có thể là những nơi như nơi đó tập trung nhiều khách hàng tiềm năng, mức sống cao hay thấp, nhất là ở các trung tâm như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh.…
Hơn thế nữa, bạn cần chọn thuê nhà mặt bằng tại địa điểm có nhiều người qua lại, giao thông thuận tiện, chú ý các vấn đề về an ninh ở đây như thế nào hoặc chỗ giữ xe đã thuận tiện hay chưa? Từ đó bạn mới đưa ra quyết định của mình có nên thuê cửa hàng hoặc không.
Có rất nhiều các cách khác nhau để bạn có thể biết được rằng ở đâu đang cho thuê cửa hàng, cho thuê nhà mặt bằng,.... Cụ thể như việc thông qua các trung tâm giao dịch nhà đất bằng các trang web, báo chí hay qua tin tức, lời giới thiệu của người xung quanh,…Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ mục đích kinh doanh của mình là gì:
Ngay khi bạn nhận được mức giá mà chủ cho thuê mặt bằng, thuê văn phòng hay thuê cửa hàng đưa ra thì bạn không nên tin và đồng ý ngay lúc đó. Hãy dành 1 khoảng thời gian để thương thảo và đưa ra những lý lẽ thuyết phục hợp tình hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn có thể giảm bớt một khoản tiền về việc chi trả và tránh cảm giác bị “hớ”.
Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ rằng việc thương thảo cần phải dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Bạn cần tạo điều kiện hợp lý để chủ nhà và chính mình cùng cảm thấy thoải mái khi bắt tay hợp tác với nhau. Có như vậy, giao dịch cũng như mối quan hệ của hai bên mới được tin tưởng lâu dài và bền vững.
Sau khi đã thỏa thuận ổn thỏa và đi đến thống nhất để thuê cửa hàng bạn cần xúc tiến trong việc ký kết hợp đồng. Việc làm này không những đúng pháp luật mà nó còn đảm bảo quyền lợi cho bạn và của hai bên.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm