(i) Luật Đầu tư 2014 giải thích khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa hai hoặc nhiều nhà đầu tư (có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài), hợp tác giữa các nhà đầu tư để cùng thực hiện một hoạt động kinh tế nhằm phân chia lợi nhuận hay sản phẩm.
Việc kinh doanh phải dựa trên pháp nhân có sẵn mà không được thành lập pháp nhân mới. Đây cũng chính là ưu điểm của hình thức đầu tư này.
Hoạt động hợp tác kinh doanh có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia…Tất cả phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.
Về mặt kế toán, Thông tư 200/2014/TT-BTC đã chia hợp đồng hợp tác kinh doanh thành 3 loại:
(ii) Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau: “ Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm”.
Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng hợp tác đầu tư một cách khái quát như sau: hợp đồng hợp tác đầu tư là văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên đầu tư về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các vấn đề về đóng góp công sức, tài sản để thực hiện một công việc nhất định, trước khi tham gia hợp tác đầu tư các bên phải phân chia rõ lợi nhuận, phân chia tài sản mà không cần thành lập tổ chức kinh tế.
Mời quý bạn đọc xem thêm quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh bcc!Hợp đồng hợp tác đầu tư có những đặc điểm sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;
Căn cứ theo quy định của Luật thương mại năm 2005;
Căn cứ vào tình hình thực tế năng lực và nhu cầu của hai bên.
Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí của các bên.
Hôm nay, ngày….., tháng….., năm….. tại……………………. chúng tôi gồm có:
Công ty:……………………………. ( Sau đây gọi tắt là bên A)
Địa chỉ:…………………….
Đại diện: Ông/ Bà…………………………… Chức vụ:………………………….
CMND: Số:……………………………….. Cấp ngày………………… Tại………………………..
Điện thoại:…………………………………….
Email:………………………………………….
Số tài khoản:………………………….. Tại…………………………………….
Và:
Công ty:……………………………. ( Sau đây gọi tắt là bên B)
Địa chỉ:…………………….
Đại diện: Ông/ Bà…………………………… Chức vụ:………………………….
CMND: Số:……………………………….. Cấp ngày………………… Tại………………………..
Điện thoại:…………………………………….
Email:………………………………………….
Số tài khoản:………………………….. Tại…………………………………….
Các bên thỏa thuận ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với những điều khoản sau đây:
Điều 1: Mục đích của hợp đồng:
Bên A và bên B nhất trí cùng nhau hợp tác đầu tư, cùng nhau phát triển kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận.
Điều 2: Phạm vi hợp tác kinh doanh:
Phạm vi Hợp tác kinh doanh của Bên A: chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh Phạm vi Hợp tác kinh doanh của Bên B: tư vấn chiến lược, quản lý chung mặt bằng kinh doanh Điều 3: Thời hạn của hợp đồng:
Thời hạn của hợp đồng là:…. năm; bắt đầu từ ngày…, tháng…, năm… đến ngày…, tháng…, năm…/.
Thời hạn có thể được kéo dài theo sự thỏa thuận của các bên.
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Quyền và nghĩa vụ của bên A: Quyền của bên A Nghĩa vụ của bên A Quyền và nghĩa vụ của bên B: Quyền của bên B Nghĩa vụ của bên B Điều 5: Góp vốn và phân chia lợi nhuận:
Góp vốn: Bên A góp số vốn bằng:……….. Tương đương với số tiền là:…………….. Bên B góp số vốn bằng:……….. Tương đương với số tiền là:…………….. Phân chia lợi nhuận: Bên A hưởng lợi nhuận sau thuế là: Bên B hưởng lợi nhuận sau thuế là: Điều 6: Vốn đầu tư và thực hiện góp vốn:
Hai bên thỏa thuận các hạng mục đầu tư………………………………… Dự toán tổng số vốn đầu tư tối thiểu là………………………………..VNĐ ( ………………………………. đồng VNĐ).
Trang thiết bị, dụng cụ thuê mướn không thuộc vốn đầu tư.
Điều 7: Chấm dứt hợp đồng:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa A và B sẽ chấm dứt khi thuộc các trường hợp sau:
Khi hết thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Một bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và bên còn lại đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận tại hợp đồng BCC và các quy định pháp luật có liên quan. Điều 8: Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp liên quan đến hợp đồng hoặc tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng thiện chí giữa hai bên. Trường hợp các bên không thống nhất giải quyết được tranh chấp bằng hòa giải thì mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Điều 9: Hiệu lực Hợp đồng
Hợp đồng sẽ chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 3 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
( Ký tên) ( Đóng dấu) ( Ký tên) ( Đóng dấu)
Mời xem thêm: Những lưu ý khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm