Quản trị tài sản trí tuệ, đầu tiên và trên hết, phải là một sản phẩm được tạo ra từ hoạt động trí tuệ của con người. Những suy nghĩ, ý tưởng, hay thậm chí cả những cảm nhận, cảm xúc… về mọi sự vật, hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống đều là những sản phẩm sơ khai của hoạt động trí tuệ của con người.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) đang dần hình thành và lan tỏa khắp toàn cầu, khi mà công nghệ đang là một trong những yếu tố tiên phong, chiếm ưu thế trong nền kinh tế, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng và giá trị của các tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế hiện đại nói chung.
Tuy vậy, tại Việt Nam, trừ các start-up công nghệ, không nhiều doanh nghiệp thật sự chú trọng đến việc quản trị các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình một cách bài bản, một phần xuất phát từ việc các tài sản trí tuệ chưa phát sinh lợi ích ngay cho doanh nghiệp, phần khác cũng xuất phát từ việc các chủ doanh nghiệp, các nhà điều hành chưa nhận diện được các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình để tiến hành các biện pháp quản lý phù hợp.
Để kiếm được tiền từ các tài sản trí tuệ, các nhà kinh doanh trước hết phải nhận diện được nó là gì, nó tồn tại ở đâu trong doanh nghiệp mình, sau đó mới xem xét đến cách thức quản trị các tài sản trí tuệ này như thế nào, và cuối cùng mới là làm gia tăng giá trị của các tài sản này và kiếm tiền từ đó. Trong bài viết này, Chúng tôi làm rõ các hình thức thể hiện cơ bản của tài sản trí tuệ để người đọc có thể nhận diện được tài sản trí tuệ hiện hữu trong doanh nghiệp mình, từ đó mới có cơ sở thực hiện các bước quản trị tài sản trí tuệ tiếp theo.
Tài sản trí tuệ, đầu tiên và trên hết, phải là một sản phẩm được tạo ra từ hoạt động trí tuệ của con người. Những suy nghĩ, ý tưởng; hay thậm chí cả những cảm nhận, cảm xúc… về mọi sự vật, hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống đều là những sản phẩm sơ khai của hoạt động trí tuệ của con người. Những ý tưởng, cảm nhận này không đòi hỏi người tạo ra nó phải tốn nhiều thời gian, công sức, và kéo theo đó là không sinh ra lợi nhuận nên rất dễ được chia sẻ với người khác. Nhưng khi được đầu tư công sức nhiều hơn, các suy nghĩ, ý tưởng dần trở thành các sản phẩm trí tuệ, thậm chí là các tài sản theo quy định của pháp luật.
Biểu đồ trên đây mô tả sơ bộ quá trình phát triển và các hình thức thể hiện của một sản phẩm trí tuệ. Nguồn tri thức tiềm ẩn của một cá nhân là rất lớn, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở kinh nghiệm, bí quyết, kỹ thuật, sự sáng tạo, đây cũng chính là thứ tạo ra các suy nghĩ, ý nghĩ, cảm tưởng – những hình thức thể hiện sơ khai của hoạt động trí tuệ tại Bảng dưới.
Từ những sản phẩm trí tuệ sơ khai này, thông qua trình làm việc, sáng tạo, con người mới thể hiện các tri thức tiềm ẩn đó ra bên ngoài thông qua các sản phẩm là tài liệu, bản vẽ, chương trình, dữ liệu, quy trình… và nếu khai thác tốt, các sản phẩm trí tuệ này có thể trở thành các tài sản trí tuệ và thậm chí là một loại tài sản được pháp luật công nhận (quyền sở hữu trí tuệ).
Quá trình tạo lập một sản phẩm trí tuệ phải trải qua khá nhiều bước, trong đó, không phải hình thái nào của loại sản phẩm trí tuệ này cũng được pháp luật bảo hộ, dù rằng nó vẫn có thể đem đến những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Và ngay cả khi các sản phẩm trí tuệ này đã đủ điều kiện để có thể trở thành một tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật, không phải thương nhân nào cũng biết hoặc để ý đến việc đăng ký bảo hộ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm phát sinh các quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, việc nhận diện và quản trị các sản phẩm trí tuệ phát sinh trong quá trình hoạt động doanh nghiệp để biến nó thành tài sản trí tuệ, thậm chí là quyền tài sản là rất quan trọng, thậm chí có thể tạo thành lợi thế thương mại và tạo nên các giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Như đã đề cập ở trên, các tri thức tiềm ẩn của cá nhân người lao động rất nhiều, nhưng khi nó được thể hiện ra bên ngoài thông qua quá trình làm việc, được định hình trong một hình thức nhất định mà doanh nghiệp có thể khai thác được như các sản phẩm, quy chế, quy trình, biểu mẫu, báo cáo, tài liệu về kiến thức, bí quyết, sáng chế, sáng kiến,… thì doanh nghiệp phải xác định được các vấn đề sau:
(i) Được các sản phẩm đó có thể đem lại các lợi ích gì cho mình không? (ii) Có thể được bộc lộ ra bên ngoài không hay phải giữ bí mật? (iii) Sản phẩm này có phải thực hiện thủ tục gì để trở thành tài sản không?Từ việc trả lời những câu hỏi đó, người quản lý doanh nghiệp mới nhận diện được các tài sản trí tuệ đang phát sinh trong doanh nghiệp mình và tiến hành phân loại sơ bộ, từ đó tiếp tục có những biện pháp quản trị phù hợp tiếp theo.
Việc nhận diện tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp là quá trình dài hạn và phải được thực hiện một cách thường xuyên, vì hoạt động sáng tạo và các sản phẩm trí tuệ thì luôn phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chỉ là những người quản lý, chủ sở hữu có đủ tinh tế, tỉ mỉ để nhận ra nó, và phát triển nó lên một tầm cao mới hay không.
Tiếp theo nội dung về nhận diện tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, trong phần thứ hai của loạt bài viết về “Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp”, Chúng tôi sẽ đưa ra một số phương thức nên và phải được sử dụng để quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, cả trên phương diện theo quy định của pháp luật và trên thực tiễn hoạt động của một doanh nghiệp, để quý doanh nghiệp có thể tham khảo và vận dụng tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp mình.
Như đã đề cập tại phần một, trong thời buổi kinh tế hiện nay, các tài sản trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhận diện được tài sản trí tuệ chỉ là bước đầu tiên của quá trình quả trị một tài sản trí tuệ, có được một tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp mà không quản trị được nó thì cũng giống như để tài sản trong căn nhà không có khóa cửa, ai cũng có thể lấy, sử dụng cho mục đích riêng của họ, gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp/chủ sở hữu tài sản, đồng thời cũng làm giảm giá trị của tài sản trí tuệ, giảm hấp dẫn đầu tư.
Quá trình hình thành của một tài sản trí tuệ, như đã phân tích, thường trải qua các giai đoạn: Tri thức tiềm ẩn của các cá nhân à được định hình thành sản phẩm trí tuệ hữu hình (tài liệu, máy móc, quy trình, các sản phẩm…) à đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ trở thành tài sản trí tuệ. Việc quản trị tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp tức là một quá trình xác định, phân loại các sản phẩm trí tuệ của doanh nghiệp, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý/ bảo hộ phù hợp để đảm bảo quyền sở hữu đối với sản phẩm đó trước khi đưa ra thị trường. Tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm trí tuệ, đặc biệt là giá trị của các sản phẩm trí tuệ đó trong hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể xem xét áp dụng các biện pháp quản trị sau:
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật Sở hữu trí tuệ – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Nguồn sản phẩm trí tuệ của một doanh nghiệp đa phần đều đến từ những cá nhân làm việc tại doanh nghiệp đó, nếu bản thân doanh nghiệp không có những quy định nội bộ rõ ràng về việc chuyển giao quyền sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ, sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu nếu người lao động tạo ra được các sản phẩm có giá trị kinh tế cao trong quá trình làm việc mà không xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp.
(i) Các biện pháp quản trị nội bộ của một doanh nghiệp gồm: (ii) Ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ với người lao động, đối tác; (iii) Lưu tâm đến điều khoản bảo mật, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong các hợp đồng liên quan đến các sản phẩm trí tuệ; (iv) Ban hành quy chế công nhận sáng kiến, bảo mật thông tin, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nội bộ của doanh nghiệp.Quyền sở hữu trí tuệ, theo quy định của pháp luật là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Trong các loại quyền sở hữu trí tuệ nêu trên
Quyền tác giả, và quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh là các quyền phát sinh tự động trên cơ sở đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Cụ thể: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định; Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu và quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.
Do đó, đối với các đối tượng nêu trên, doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng được các điều kiện luật định, thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phát sinh quyền sở hữu trí tuệ theo quy định.
Bên cạnh việc áp dụng các phương thức quản trị nêu trên, doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến việc thiết lập một hệ thống quản trị có đủ các giai đọan chủ yếu như sau:
(i) Phân loại sản phẩm trí tuệ; (ii) Xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ. (iii) Khai thác (iv) Xử lý xâm phạmTùy thuộc vào tầm quan trọng của các sản phẩm trí tuệ, đặc biệt là ảnh hưởng của các sản phẩm trí tuệ đó trong hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể xem xét ưu tiên áp dụng các biện pháp xác lập quyền trước (đăng ký với cơ quan nhà nước, ký các thỏa thuận bảo mật, chuyển giao quyền), để làm cơ sở cho việc khai thác sau này.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm