Tạm ngừng kinh doanh mùa Covid. Doanh nghiệp nên tiếp tục hay ngưng?

view 150
comment-forum-solid 0

Đại dịch Covid-19 đã kéo dài hai năm nay, gây ra tác động không nhỏ tới nền kinh tế thị trường. Điều này khiến cho các doanh nghiệp đạt lợi nhuận thấp và có thể không có lợi nhuận nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án tạm ngừng kinh doanh hay tạm ngừng hoạt động để hạn chế các chi phí của doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh kéo dài này. 

Tạm ngừng kinh doanh vào mùa Covid - Nên hay không? Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì?

Theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Quy định về khái niệm của "tạm ngưng kinh doanh" thì "kinh doanh tạm ngừng" là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian tạm thời ngừng kinh doanh khi đã đăng ký cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tạm ngừng việc kinh doanh phải được thông báo về thời điểm bắt đầu ngừng kinh doanh và tới thời điểm kết thúc.

Việc đăng ký cũng như thông báo về thời hạn bắt đầu và kết thúc tạm ngừng việc kinh doanh cho Phòng đăng ký kinh doanh của nơi mà công ty có trụ sở phải được thực hiện thông báo bằng văn bản chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng.

Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, tại sao nên lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh

Thứ nhất, tạm ngưng hoạt động kinh doanh không chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân. Đơn thuần đây chỉ là việc tạm dừng kinh doanh trên thực tế.

Thứ hai, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh lên tới 1 năm và được gia hạn thêm 1 lần.

Thứ ba, doanh nghiệp trong qua trình tạm ngừng có thể hoạt động trở lại bất cứ lúc nào.

Điều kiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp muốn đăng ký tạm ngừng việc kinh doanh, cần có đầy đủ các điều kiện như sau:

  • Phải thông báo bằng văn bản cho Phòng đăng ký kinh doanh. Tại nơi mà doanh nghiệp có trụ sở sở chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng.
  • Doanh nghiệp không bị tạm khóa hoặc có văn bản bị hạn chế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mã số thuế, mã số doanh nghiệp.

Thời gian tối đa 1 năm tạm ngừng. Nếu muốn kéo dài thời gian tạm ngừng, các công ty cần phải thông báo lần thứ hai tới Phòng đăng ký kinh doanh với thời gian gia hạn tối đa là 1 năm. 

Hồ sơ tạm ngưng kinh doanh

Hồ sơ tạm ngừng việc kinh doanh cần có như tài liệu sau:

(i)  Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh.

(ii) Doanh nghiệp gửi kèm theo thông báo tạm ngừng việc kinh doanh tương ứng với loại hình doanh nghiệp đang hoạt động:

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên;

Đối với công ty TNHH một thành viên cần có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty.

(iii) Doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì cần nộp thêm: bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Mẫu thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

TÊN DOANH NGHIỆP -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: …………..

… …, ngày… … tháng… … năm … …

 

THÔNG BÁO

Về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/ chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố................................ Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………....... Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ……………………………………… Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ………………………

1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh:

a) Đối với doanh nghiệp:
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày....tháng....năm .............. cho đến ngày... .tháng.... năm.............. Lý do tạm ngừng: ......................................................................................................... Sau khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng hoạt động của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Đăng ký tạm ngừng hoạt động từ ngày ... tháng ... năm ... cho đến ngày ... tháng ... năm ... đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau: Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa)       ……. Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:...... Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế): ……………………………………… Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: .......... … Lý do tạm ngừng: ....................................... Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh). Tên chi nhánh: ............................................ Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ...........................................................       Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: .......... ……..

2. Trường hợp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo1:

a) Đối với doanh nghiệp:
Đăng ký tiếp tục kinh doanh từ ngày....tháng.....năm .......................... Lý do: ........................................................... □ Sau khi doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng hoạt động của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang hoạt động (đánh dấu vào ô này trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động trở lại trước thời hạn đối với doanh nghiệp và tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp).
b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Đăng ký tiếp tục hoạt động từ ngày....tháng....năm ............ đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau: Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa)       …….. Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ……… Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế): Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………. Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh): Tên chi nhánh: .............................................................................................................. Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ...........................................................       Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): ………………………………… Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: …………………………….. Lý do: ........................................................... Doanh nghiệp cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của Thông báo này.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHI NHÁNH (Ký, ghi họ tên)

Thủ tục tạm ngưng kinh doanh của doanh nghiệp

Việc tạm ngừng việc kinh doanh được thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

(i) Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo như được đề cập ở phần trên.

(ii) Trong vòng 3 ngày làm việc trước khi tạm ngừng, doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

(iii) Khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Và trong 3 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc tạm ngừng

(iv) Phòng đăng ký kinh doanh cập nhật tình trang pháp lý tạm ngừng của công ty và cũng cập nhật tại các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin Quốc gia và sau khi nhận được giấy biên nhận thì đến phòng đăng ký kinh doanh nhận thông báo tạm ngừng.

Xem thêm: Tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể

Tạm ngừng kinh doanh vào mùa Covid - Nên hay không? Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thủ tục thông báo tạm ngưng kinh doanh với cơ quan thuế

Theo quy định của pháp luật, khi doanh nghiệp nộp thông báo tạm ngừng với Phòng đăng ký kinh doanh thì không cần phải thông báo với cơ quan quản lý thuế. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế. 

Trong thời gian tạm ngừng việc kinh doanh, công ty cũng không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, nếu công ty tạm ngừng kinh doanh chưa tròn 1 năm dương lịch. Thì vẫn có nghĩa vụ nộp thuế cho năm đó. 

Một số câu hỏi về tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý một số câu hỏi thường gặp như sau:

Tạm ngưng kinh doanh có bị thanh tra thuế?

Doanh nghiệp khi tạm ngưng kinh doanh nghĩa là không hoạt động và không phát sinh doanh thu nên không phát sinh các nghĩa vụ về thuế. Tuy nhiên, công ty vẫn có thể bị thanh tra thuế. Việc thanh tra thuế này là do cơ quan thuế thấy những rủi ro về thuế của công ty. Như chưa nộp đủ thuế, kê khống chi phí đầu tư, hoạt động chui để né tránh nghĩa vụ về thuế,...

Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?

Sau khi chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng việc kinh doanh thì cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy biên nhận và trong vòng 3 ngày làm việc nếu thấy hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp được cấp giấy xác nhận tạm ngừng việc kinh doanh.

Hết 2 năm tạm ngưng hoạt động kinh doanh doanh nghiệp nếu muốn tạm ngưng tiếp thì phải làm như nào?

Sau 2 năm tạm ngừng hoạt động kinh doanh, nếu công ty muốn tạm ngừng tiếp thì phải thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh để tiếp tục gia hạn tạm ngừng, thời gian tạm ngừng tối đa là 1 năm. Hết thời hạn, vẫn muốn tạm ngừng tiếp thì doanh nghiệp tiếp tục gia hạn và không giới hạn số lần tạm ngừng.

Tạm ngưng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?

Nộp thuế môn bài trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng việc kinh doanh được chia thành 2 trường hợp:

  • Doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài cả năm trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng việc kinh doanh không trọn 1 năm dương lịch.
  • Doanh nghiệp không phải nộp thuế môn bài. Trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng việc kinh doanh trọn 1 năm dương lịch. Tuy nhiên chỉ không phải nộp thuế môn bài cho đúng năm tạm ngừng tròn 1 năm dương lịch đấy.

Doanh nghiệp muốn quay lại hoạt động kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng có được không?

Trường hợp doanh nghiệp muốn kinh doanh trước thời hạn hết hạn tạm ngừng kinh doanh. Thì doanh nghiệp cần gửi Thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh. Nơi mà doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày. Trước khi tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tạm ngưng. – Hồ sơ đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn tạm ngưng đối với công ty TNHH một thành viên:  + Thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp; + Quyết định của chủ sở hữu về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. – Hồ sơ đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn tạm ngưng đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: + Thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp; + Quyết định của hội đồng thành viên về việc tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tạm ngưng; + Biên bản họp hội đồng thành viên về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. – Hồ sơ đăng ký quay trở lại hoạt động trước thời hạn đối với công ty cổ phần: + Thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp; + Quyết định của hội đồng quản trị về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo; + Biên bản họp hội đồng quản trị về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Hoài Thương

Luật sư Nguyễn Hoài Thương

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-hoai-thuong/ Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương được biết đến là một luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương gia nhập Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2016 đến nay.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.17411 sec| 1094.43 kb