Thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP nhóm A

Bởi Huỳnh Thu Hương - 20/06/2020
view 264
comment-forum-solid 0

Thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP nhóm A được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Quy định pháp luật về thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án PPP nhóm A

Dự án PPP nhóm A được xác định như sau:

Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở;

Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông, trừ các dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Công trình cơ khí, trừ các dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên; Bưu chính, viễn thông;

Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp;

Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở.

Nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:

Sự cần thiết của việc thực hiện dự án: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, vùng và địa phương; tính cấp bách và lợi thế của việc thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư so với các hình thức đầu tư khác;

Đánh giá các yếu tố cơ bản của dự án: Mục tiêu và sự phù hợp về quy mô, địa điểm thực hiện dự án; các yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật, công nghệ; phương án tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;

Tính khả thi của dự án: Phương án tài chính của dự án, khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, sử dụng tài nguyên; khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ và giải pháp tổ chức thực hiện để đáp ứng nhu cầu, khả năng thanh toán của người sử dụng; các rủi ro trong quá trình xây dựng, khai thác, quản lý dự án và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro; sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án;

Hiệu quả của dự án: Kết quả và đóng góp của dự án đối với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; tác động về môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh;

Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP nhóm A

Hồ sơ thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP nhóm A

Văn bản trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: Nội dung văn bản trình duyệt bao gồm căn cứ trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thuyết minh nội dung chính của báo cáo nghiên cứu khả thi và các kiến nghị; Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi; Văn bản thỏa thuận giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với nhà đầu tư (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án); Quyết định phê duyệt đề xuất dự án; Văn bản thẩm định đề xuất dự án; Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

Nộp hồ sơ thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP nhóm A

Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; Đơn vị thẩm định 04 bộ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đơn vị thẩm định tổ chức lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan, trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp thẩm định: lấy ý kiến thẩm định về thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn đối với dự án không có cấu phần xây dựng. Đơn vị thẩm định lập báo cáo thẩm định đối với báo cáo nghiên cứu khả thi. Đơn vị thẩm định trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi trong thời hạn thẩm định không quá 40 ngày. Căn cứ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thẩm định, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

Xem thêm: Chuyển đổi hình thức đầu tư với dự án bằng vốn đầu tư công sang hình thức PPP

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật đầu tư được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.41026 sec| 1008 kb