Bạn đang là chủ sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ? Bạn không có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu nữa và muốn chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của mình? Vậy làm thế nào để chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu? Hãy cùng Công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu nhé!
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Chủ văn bằng không thực hiện các quy định của pháp luật về nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực. Trong trường hợp này, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì không được nộp.
Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền được hưởng theo văn bằng tương ứng, trong trường hợp này hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt từ ngày nhận được tuyên bố của chủ sở hữu về việc từ bỏ.
Trường hợp chủ sở hữu không sử dụng liên tục trong vòng 5 năm như nêu trên.
Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp khác như chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động mà không có người kế thừa hợp pháp; Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát nhưng không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu được chứng nhận vi phạm các quy chế sử dụng nhãn hiệu được chứng nhận hoặc không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó. Trong các trường hợp này tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ và phải nộp lệ phí và phí.
Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Gồm 01 bộ tài liệu sau đây: Tờ khai yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu); Giấy ủy quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện); Bản giải trình lý do yêu cầu (Nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng và các tài liệu liên quan); Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý: Trong một đơn có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực một hoặc nhiều giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu có cùng một lý lẽ. Với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí, lệ phí theo quy định đối với từng giấy chứng nhận.
Gửi đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
Các hoạt động Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành sau khi nhận đơn gồm: Kiểm tra đơn về mặt hình thức và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn; Kiểm tra hiệu lực của văn bằng bảo hộ yêu cầu chấm dứt; Ra quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của người nộp đơn.
Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Trường hợp chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu thì thời hạn ra quyết định là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Nếu không đồng ý với nội dung quyết định, thông báo xử lý yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Người yêu cầu hoặc tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo đó.
Sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Quyết định chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày ra quyết định.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm