Tính nguyên gốc của tác phẩm được quy định như thế nào?

Bởi Phạm Thị Yến Nhi - 02/09/2020
view 1088
comment-forum-solid 0

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào việc tác giả có đăng ký bản quyền hay không, giống như quyền sở hữu công nghiệp. Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều quy định một số tiêu chuẩn nhất định, trong đó tính “nguyên gốc” là điều kiện tiên quyết.

Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Đinh Thị Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả: phải có tính nguyên gốc

Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo. Mặt khác, nếu hình thức thể hiện của một ý tưởng trùng với nội dung ý tưởng đó, thì hình thức cũng không được bảo hộ. Quyền tác giả chỉ tập trung bảo vệ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo vệ nội dung tác phẩm; quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định là tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác.

Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 (gọi tắt là Luật SHTT) quy định: "Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào".

Căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên, tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào việc tác giả có đăng ký bản quyền hay không giống như quyền sở hữu công nghiệp. Để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì pháp luật của hầu hết các quốc gia đều quy định một số tiêu chuẩn nhất định trong đó có tính “nguyên gốc”.

Theo pháp luật về quyền tác giả, tính nguyên gốc liên quan đến hình thức thể hiện ý tưởng chứ không liên quan đến bản thân ý tưởng hay ý nghĩa của ý tưởng đó. Ở mỗi quốc gia thì ý nghĩa chính xác về tính nguyên gốc có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, tính nguyên gốc có thể được hiểu là tác phẩm được sáng tạo ra một cách độc lập và không sao chép từ những tác phẩm khác. Pháp luật chỉ bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm mang tính nguyên gốc.

Ví dụ: Nếu như một chương trình máy tính đã sử dụng nội dung được bảo hộ quyền tác giả của một chưng trình máy tính khác thì việc bảo hộ quyền tác giả sẽ không được áp dụng đối với chương trình máy tính có trùng lặp nội dung.

Tính nguyên gốc của tác phẩm là gì?

Để được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm phải có tính nguyên gốc. Theo pháp luật về quyền tác giả, tính nguyên gốc liên quan đến hình thức thể hiện ý tưởng chứ không liên quan đến bản thân ý tưởng hay ý nghĩa bên trong nó. Tuy nhiên, ý nghĩa chính xác về tính nguyên gốc là khác nhau trong pháp luật về quyền tác giả của mỗi nước. Tựu chung lại, tính nguyên gốc có nghĩa là tác phẩm được sáng tạo ra một cách độc lập và không sao chép từ bất kỳ một tác phẩm nào khác. Việc bảo hộ quyền tác giả chỉ được áp dụng đối với những đóng góp mang tính nguyên gốc cho tác phẩm và không được áp dụng đối với bất kỳ yếu tố nào vay mượn từ tác phẩm khác.

Một số nước yêu cầu tác phẩm phải được định hình dưới dạng vật chất bất kỳ. Định hình có nghĩa là, ví dụ, tác phẩm được viết trên giấy, lưu trữ trong đĩa, vẽ bằng sơn dầu hoặc ghi vào băng. Ở những nước đó, các tác phẩm múa ba lê, các bài ứng khẩu hoặc buổi biểu diễn trực tiếp mà không được ghi lại, sẽ không được bảo hộ cho đến khi được ghi lại hoặc được định hình dưới dạng bất kỳ.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Đối tượng quyền liên quan được bảo hộ khi có tính nguyên gốc

Tính chất này của đối tượng quyền liên quan được xem xét trên hai phương diện, chủ yếu sau:

Thứ nhất, tính nguyên gốc được xác định trên cơ sở lao động sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của chủ thể.

Việc quyền liên quan phát sinh trên cơ sở hành vi sử dụng tác phẩm đã có từ trước không ảnh hưởng tới tính nguyên gốc của các đối tượng mà nó bảo hộ. Không khó để nhận ra rằng, sự trình diễn của người nghệ sĩ là kết quả của những cống hiến nghệ thuật mang tính chất sáng tạo của họ. Cùng là một tác phẩm, nhưng mỗi người biểu diễn sẽ thể hiện theo cách của riêng mình, thậm chí cũng chính người nghệ sĩ ấy nhưng mỗi lần biểu diễn lại đem đến những cảm nhận riêng cho khán giả. Chính sự sử dụng tác phẩm một cách sáng tạo và mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể quyền liên quan đòi hỏi việc sử dụng ấy cũng phải được pháp luật bảo vệ.

Thứ hai, tính nguyên gốc của quyền liên quan còn được thể hiện ở việc quyền liên quan chỉ được xác định theo các đối tượng của quyền liên quan được tạo ra lần đầu tiên.

Việc xác định tính nguyên gốc từ góc độ này thường được áp dụng đối với các bản ghi, chương trình phát thanh truyền hình. Cụ thể, quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình chỉ được xác định cho người tạo ra bản ghi âm, ghi hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác; quyền liên quan đối với tổ chức phát sóng chỉ được xác định cho tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

Nếu như đặc trưng thứ nhất của quyền liên quan (tính chất sử dụng các tác phẩm đã có) là điểm quan trọng phân biệt nó với các loại quyền sở hữu trí tuệ khác, thì tính nguyên gốc của quyền liên quan cho phép xác định đâu là quyền liên quan được pháp luật bảo hộ, và khi nào xảy ra sự xâm phạm quyền liên quan. Khi tính nguyên gốc được thoả mãn, ta có thể xác định được đối tượng được bảo hộ bởi quyền liên quan, chủ thể của quyền liên quan, và ngược lại, việc không đảm bảo tính nguyên gốc đó là căn cứ để nhận định đã có hành vi xâm phạm đến quyền liên quan

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Phạm Thị Yến Nhi

Phạm Thị Yến Nhi

https://luatcongty.vn Phạm Thị Yến Nhi một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Yến Nhi trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Nhi muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.77624 sec| 999.82 kb