Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là gì ? Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài như thế nào ?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo quy định của pháp luật dân sự ở Việt Nam, hợp đồng là sự thỏa thuận thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt của các bên theo đó thể hiện quyền và nghĩa vụ mà các bên thống nhất ý chí nhằm đáp ứng quyền lợi của mỗi bên. Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
i) Có một trong các bên tham gia hợp đồng là chủ thể (cá nhân, pháp nhân) nước ngoài:
ii) Các bên tham gia trong hợp đồng đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ trong hợp đồng xảy ra tại nước ngoài:
iii) Các bên tham gia trong hợp đồng đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng thực hiện hợp đồng là ở nước ngoài
Hợp đồng có yếu tố nước ngoài phải có ít nhất một chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài, hoặc các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hay các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài phát sinh khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hay không đủ nghĩa vụ của hợp đồng có yếu tố nước ngoài và phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Bạn tham khảo thêm những quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồngTại Việt Nam, các cách giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bao gồm: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án.
i) Thương lượng là việc các bên ngồi lại, tiến hành tham gia bàn bạc với nhau nhằm giải quyết những mâu thuẫn hoặc vấn đề mà mình gặp phải giúp cho quyền lợi các bên được đáp ứng một cách đầy đủ. Thương lượng là một cách thức thỏa thuận, ưu tiên thỏa thuận các vấn đề của các bên. Hiện nay, chưa có quy định pháp luật trong nước điều chỉnh cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài này.
ii) Tuy nhiên, thương lượng có thể được thỏa thuận bằng văn bản thỏa thuận, điều này nhằm xác định căn cứ nếu có sự việc xảy ra tranh chấp cần sự giải quyết của cơ quan thứ ba (Tòa án, Trọng tài).
i) Hòa giải trong quan hệ pháp luật dân sự cần thực hiện khi có sự đồng ý của các bên và có sự tham gia của hòa giải viên thương mại tại nước ta. Việc hòa giải được thực hiện, điều chỉnh theo trình tự, thủ tục của Nghị định 22/2017/NĐ – CP về hòa giải thương mại.
i) Cùng với phương thức hòa giải và thương lượng, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài thương mại cũng là một phương thức giải quyết phổ biến hiện nay. Việc áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói riêng.
ii) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tài theo quy định về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài” tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Với tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài bằng con đường Tòa án thì đây là một trong những nội dung tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Xem thêm: So sánh giải quyết tranh chấp hợp đồng tại tòa án và trọng tài?
Căn cứ Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về cách xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
i) Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
ii) Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
iii) Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về pháp luật, hãy truy cập ngay Luatcongty.vn
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm