Quyền sở hữu doanh nghiệp là một quyền quan trọng của doanh nghiệp sản xuất. Những thành quả được tạo ra bởi trí thức, khoa học công nghệ của doanh nghiệp để tiến hành sản xuất đại trà được pháp luật bảo vệ, tránh được việc tước đoạn, chiếm dụng trái phép. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Bài viết sẽ chia sẻ những việc cần làm để bảo vệ quyền cơ bản đó của mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là quyền của một tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng sau:
Các đối tượng trên được tạo ra bởi công sức, sáng tạo của các chủ thể bên trên và bảo vệ nhằm chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Quy định này được ghi nhận tại Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019. Quy định này nhằm bảo vệ những nhà sản xuất, công ty, doanh nghiệp để bảo vệ thành quả sáng tạo và sản xuất của mình trước các sự xâm phạm.
Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu công nghiệp năm 2019. Cụ thể:
Xem thêm thông tin liên quan: quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Đó là các hành vi được quy định tại Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019. Theo đó, những hành vi này bao gồm:
Thứ nhất, sử dụng trái phép các sản phẩm:
Đây là những sản phẩm được cấp văn bằng và có những biện pháp bảo hộ nhất định thông qua bằng sáng chế. Khi đó, chủ thể vi phạm đã sử dụng mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sáng tạo.
Thứ hai, sử dụng nhưng không trả tiền đền bù các sản phẩm:
Những đối tượng trên là những sản phẩm cho phép mọi người sử dụng. Nhưng để được sử dụng cần có khoản tiền đền bù cho công sức của cá nhân, tổ chức đã sản xuất ra. Do đó, đây là một cách để kinh doanh cũng nhưng một cách để xác định hành vi nào vi phạm, xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Ngoài ra, còn có các hành vi vi phạm về chỉ dẫn địa lý như sử dụng tương tự hay bất kỳ dấu hiệu địa lý để trục lợi, làm người dùng hiểu sai về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm: Đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệpHiện nay, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể:
Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Nếu thu lợi bất chính từ từ 100 triệu đến dưới 300 triệu hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền hoặc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Những trường hợp sau còn có thể bị phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Ngoài ra, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở mức độ nhẹ hơn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, các hành vi vi phạm được quy định chi tiết tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính của cơ quan xử lý vi phạm được quy định cụ thể như sau:
Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ
Cơ quan này xử lý các vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể, những hành vi xảy ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác, quảng cáo, lưu thông hàng hóa thì sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan trên.
Cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông
Trong lĩnh vực truyền thông, các hành vi xâm phạm đến tên miền trang điện tử nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không hợp pháp, sẽ bị Thanh tra Thông tin tuyền thông xử phạt hành chính.
Cơ quan Quản lý thị trường
Hoạt động buôn bán mà có các vi phạm về kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hay tên thương mại, Cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt hành chính.
Cơ quan Công an nhân dân
Công an nhân dân có quyền điều tra các vi phạm về sở hữu công nghiệp và các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển các hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tem, nhãn, vật phẩm ... mà xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp các thương hiệu khác.
Cục Quản lý cạnh tranh
Có thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.
Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc xem thêm về Luật Doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm