Nội dung bài viết [Ẩn]
Một cụm từ quen thuộc với tất cả các doanh nghiệp đó chính là " văn hóa doanh nghiệp ' mà doanh nhân nào cũng đang muốn hướng để xây dựng một cách hoàn thiện nhất cho các hoạt động kinh doanh. Tất cả tinh thần của con người sẽ làm nên sự phát triển của một doanh nghiệp đó. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì ? Có các cách thức nào để xây dựng văn hóa của doanh nghiệp tốt nhất ? Hãy cùng đi nghiên cứu bài viết dưới đây để thấy được những nội dung và thông tin bổ ích cho đề tài này.
Văn hóa doanh nghiệp làm cho con người cư xử đúng chuẩn mực trong kinh doanh.Nhắc đến kinh doanh là phải tuân thủ các quy định trong Luật doanh nghiệp không chỉ vậy cần phải xây dựng những nền tảng văn hó cốt lõi. Để đi nghiên cứu về đề tài này thì đầu tiên cần phải hiểu được văn hóa doanh nghiệp là gì? Đó là niềm tin, là hình thức, là những giá trị mà tất cả mọi người trong một doanh nghiệp cùng công nhận bằng lời nói, hành động hay thói quen trong đời sống tinh thần và đời sống xã hội.
Cùng với tính cách của một người và đó chính là phần quyết định cho sự thành công hay thất bại trong tương lai và lâu dài của một doanh nghiệp. Những thành phần chính của văn hóa của một doanh nghiệp gồm 4 phần: Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh.
Biểu hiện của nó thể hiện qua hai yếu tố: vô hình và hữu hình.
Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố chi phối toàn bộ quyết định hầu hết mọi kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đó hướng đến. Nếu như không có văn của một doanh nghiệp thì sẽ giống như việc con người không thể xác định được đúng mục tiêu được đặt ra để cố gắng và vươn lên trong cuộc sống.
Để có được một văn hóa cuả doanh nghiệp, bên cạnh các chiến lược kinh doanh thì mọi người cần phải trau dồi thái độ ,cử chỉ, hành vi của mình đối với các mối quan hệ giữa con người với con người. Làm nền tảng văn hóa, phụ trách cùng với những người lãnh đạo phát triển lớn mạnh doanh nghiệp đó.
Đây là một trong những định hướng căn bản của việc tạo dựng các mối quan hệ giữa những người nhân viên với nhau và với môi trường làm việc. Tạo nên sự thoải mái cũng như là vui vẻ, lành mạnh khi họ có được các thu nhập ổn định cũng như là sự khen thưởng từ công việc của mình. Chính vì điều đó mà họ sẽ sẵn sàng bỏ ra công sức của mình để dồn tâm huyết vào công việc. Như vậy sẽ đạt được một hiệu quả nhất định.
Văn hóa doanh nghiệp đã giúp cho môi trường giảm đi sự căng thẳng là chất keo liên kết giữa các thành viên, giúp họ có thể làm việc thống nhất. Tìm hiểu ,đánh giá và định hướng các hoạt động khi phải đối mặt với những xung đột thì họ sẽ có xu hướng hòa nhập và thích nghi một cách thống nhất.
Nhân viên có thái độ thoải mái, tích cực luôn giúp đỡ nhau trong công việc sẽ làm cho hiệu suất ngày một lớn mạnh, là động lực cũng như là tâm huyết để các nhà tuyển dụng hay những nhà đầu tư chọn họ. Điều đó sẽ làm cho mọi người cùng với nhau phát triển cho doanh nghiệp lâu dài.
Khi có sự điều tiết, gắn kết, kiểm soát và tạo động lực sẽ làm cho hiệu quả công việc tăng cao và tạo ra một sự khác biệt nhất định để cùng nhau nghĩ ra ý tưởng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Văn hóa doanh nghiệp làm cho con người cư xử đúng chuẩn mực trong kinh doanh.Việc thay đổi và xây dựng các văn hóa thường được xem ở hiện tại ra sao cùng với chiến lược phát triển của doanh nghiệp đó. Đánh giá văn hóa sẽ là việc rất khó khăn, có thể đánh sai tiêu chí và dẫn đến nhầm lẫn.
Nếu như việc doanh nghiệp của bạn có các dấu hiệu như sau sẽ được coi là một văn hóa không lành mạnh: giao tiếp trong nội bộ còn kém, không khí của văn phòng trở nên ngột ngạt, không có sự giao tiếp và luôn luôn trạng thái im lặng.
Cần phải được củng cố bằng cách giao tiếp , làm việc và thoải mái hơn với mọi người để tạo một bầu không khí thư giãn và kết nối.
Các công tác trong đội ngũ quản lý nhân sự còn kém, không thể gắn bó được với nhân viên và doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc nhân viên nghỉ việc quá nhiều và tình trạng tuyển dụng tràn lan.
Việc bắt đầu xây dựng văn hóa của doanh nghiệp cần phải đặt ra mục tiêu để mọi người cùng hướng đến, có thể là sự tương tác, khả năng phản ứng, quan sát nhạy bén sẽ dẫn đến sức mạnh lớn của tất cả mọi người.
Khi đã biết được văn hóa ra giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp cần hướng đến thì cần phải thu hẹp khoảng cách với bốn tiêu chí: giao tiếp, ứng xử ,phong cách làm việc và đưa ra quyết định .
Cần phải đạt được mục tiêu, hoạt động, thời gian và trách nhiệm cụ thể của từng người, khuyến khích cho mọi người về lợi ích của việc thường xuyên có sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh.
Đây cũng là giá trị cốt lõi nhất để thể hiện việc doanh nghiệp đó có thể phát triển được bao xa và cần những vấn đề nào phải khắc phục. Có thể bằng việc khảo sát đánh giá các hoạt động hàng ngày của nhân viên ,đo lường bằng các chỉ số số thông qua các kì.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm