Các hình thức M&A là gì? Bạn đã từng nghe qua rất nhiều lần nhưng không nắm rõ hoàn toàn ý nghĩa của cụm từ đó. Hãy cùng Công ty Luật EVEREST tìm hiểu ngay khái niệm cũng như những phương pháp thực hiện nào.
Định nghĩa về các hình thức M&A
M&A là Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Tức là nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp bằng cách sáp nhập hoặc mua lại 1 phần hay toàn bộ doanh nghiệp. M&A với mục đích sở hữu một phần cổ phần hoặc toàn bộ. Dựa trên cách thức đó, các doanh nghiệp sáp nhập với nhau tạo thành một mối liên kết vững mạnh cùng chung mục tiêu, lợi ích và đứng đầu doanh nghiệp đó sẽ là một pháp nhân mới. Còn đối với mua lại, những doanh nghiệp được mua lại thông thường là những doanh nghiệp nhỏ, yếu hoặc không còn khả năng duy trì kinh doanh.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7):
1900 6198
Các hình thức M&A
Có đa dạng các hình thức M&A, tuy nhiên, có 3 hình thức cơ bản, được phân biệt từ mục đích của thương vụ:
M&A theo chiều ngang (horizontal)
Sáp nhập các doanh nghiệp sản xuất những dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau. Có sự giống nhau cả về quy trình sản xuất. Các doanh nghiệp mạnh hơn sẽ tìm cách để biến đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Qua đó trở thành một trong những doanh nghiệp trực thuộc quyền sở hữu của mình. Đó là lý do vì sao họ cần sáp nhập.
M&A theo chiều dọc (vertical)
Những công ty có cùng một loại hình sản phẩm, dịch vụ những khác biệt trong quy trình sản xuất sẽ tiến hành sáp nhập nhau. Cùng phối hợp tạo nên một chuỗi cung ứng. Nhờ vào mối liên kết giữa hai doanh nghiệp, các dòng sản phẩm được cải thiện, dịch vụ tốt hơn. Hơn nữa cũng tránh xảy ra vấn đề gián đoạn trong quá trình cung cấp.
M&A kết hợp (conglomerate)
Các công ty sẽ tiến hành tạo ra một tập đoàn bằng cách sáp nhập hoặc mua lại. Họ phục vụ cho một nhóm ngành nghề cụ thể, nhưng không cung cấp dòng sản phẩm giống nhau. Như vậy, hai doanh nghiệp không cần phải cạnh tranh nhau mà cùng hợp tác. Họ hợp tác ở 2 lĩnh vực khác nhau. Những sản phẩm của họ có thể đi kèm theo và bổ trợ cho nhau.
Ví dụ, nếu một công ty sản xuất chăn-ga-gối-đệm sáp nhập với một công ty sản xuất giường, điều này sẽ được gọi là sáp nhập tập đoàn, vì đây là những sản phẩm bổ sung, thường được mua cùng nhau. Chúng thường được thực hiện để tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, vì sẽ dễ dàng hơn khi bán những sản phẩm này lại với nhau.
Lợi ích của M&A
M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao.
- Nâng cao quy mô doanh nghiệp: Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…Quy mô doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.
- Giảm chi phí nhân lực: Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các DN sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.
- Cải thiện nguồn lực tài chính: Một trong những lợi ích nổi bật nhất khi thực hiện công việc M&A đó là sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.
- Nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật: Thông qua việc M&A, Doanh Nghiệp có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm