Ở nước ta, ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng thì các nhãn hiệu khác đều phải đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại cơ quan có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp thì mới được công nhận và bảo hộ bằng pháp luật. Vậy quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu khi đăng ký nhãn hiệu là gì?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có những quy định cụ thể, chi tiết về các đối tượng có quyền đăng ký nhãn hiệu cho một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như sau:
Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì các cá nhân, tổ chức sau đây có quyền đăng ký nhãn hiệu:
(i) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
(ii) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First to file) là nguyên tắc được áp dụng tại Việt Nam để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ thể đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên nguyên tắc này không được áp dụng trong trường hợp đó là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã được sử dụng rộng rãi.
Nguyên tắc nộp đơn được quy định như sau:
Trường hợp có nhiều đơn của nhiều chủ thể khác nhau đăng ký nhãn hiệu có khả năng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện bảo hộ và có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn. Nếu không thỏa thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Việc áp dụng nguyên tắc nộp đơn được quy định theo pháp luật của mỗi quốc gia, do vậy các chủ thể cần tìm hiểu kỹ về nguyên tắc áp dụng này.
Để đảm bảo quyền lợi đồng thời khuyến khích các chủ thể nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các quốc gia đều có quy định để bảo vệ quyền này. Người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Trong 1 đơn đăng ký, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
Đơn đăng ký nhãn hiệu được hưởng quyền ưu tiên theo các quy định của Công ước Paris có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên và thời hạn hưởng quyền ưu tiên là 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên.
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
Trước 06 tháng tính đến thời hạn hết hạn chủ sở hữu thực hiện thủ tục gia hạn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Quyền của chủ sở hữu
Chủ sở hữu được hưởng và sử dụng độc quyền nhãn hiệu. Trong đó có quyền chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, yêu cầu bất kỳ người nào xâm phạm quyền thương hiệu của mình để dứt hành vi xâm phạm và yêu cầu đối với bất kỳ thiệt hại nào.
Nghĩa vụ của chủ sở hữu
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên, khi có một bên thứ ba yêu cầu chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà chủ sở hữu không đưa ra được lý do chính đáng thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Trừ trường hợp việc sử dụng đó đã được bắt đầu hoặc đã bắt đầu lại trước ít nhất là 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Pháp luật có quy định rõ ràng về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, nếu phát hiện hành vi vi phạm chủ sở hữu có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi sử dụng hoặc cơ quan nhà nước xử lý đối với hành vi này.
Những trường hợp bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi không được chủ sở hữu đồng ý mà:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm