Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước

Bởi Cao Bích Tuyền - 16/07/2020
view 2318
comment-forum-solid 0

Kho bạc Nhà nước (KBNN) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước. Vậy chức năng và nhiệm vụ của cơ quan này là gì?

Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Vị trí của Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước

Kho bạc Nhà nước có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:

- Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí quỹ ngân sách Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của KBNN và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của KBNN.

- Quản lí quỹ Ngân sách Nhà nước và các quĩ tài chính công khác bao gồm;

  • Tập trung và phản ánh các khoản thu ngân sách Nhà nước, bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nước và ngoài nước.
  • Thực hiện việc thu, nộp vào quỹ Ngân sách Nhà nước và thanh toán số thu ngân sách cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và của cấp có thẩm quyền.
  • Thực hiện chi Ngân sách Nhà nước, kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật.
  • Quản lí kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quĩ tài chính công và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, kí cược, kí quỹ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Quản lí các tài sản quốc gia quý hiếm được giao và quản lí tiền, tài sản các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước bao gồm:

  • Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.
  • Mở tài khoản tiền gửi (có kì hạn và không có kì hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của KBNN.
  • Tổ chức quản lí điều hành tồn ngân KBNN tập trung thống nhất trong toàn hệ thống KBNN, bảo đảm các nhu cầu thanh toán, chi trả của Ngân sách Nhà nước và các đối tượng giao dịch khác.
  • Được sử dụng tồn ngân KBNN tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Tổ chức công tác kế toán, thống kê và chế độ báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật.

- Thực hiện một số dịch vụ tín dụng theo quy định hoặc được uỷ thác.

- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, quản lí hệ thống thông tin trong toàn bộ hệ thống KBNN.

Kho bạc Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương với cơ cấu tổ chức như sau:

  • KBNN ở trung ương trực thuộc Bộ Tài chính.
  • KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực thuộc Kho bạc Nhà nước trung ương.
  • KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cơ cấu tổ chức

Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.

(i) Cơ quan KBNN ở Trung ương:

  • Vụ Tổng hợp – Pháp chế;
  • Vụ Kiểm soát chi;
  • Vụ Kho quỹ;
  • Vụ Hợp tác quốc tế;
  • Vụ Thanh tra – Kiểm tra;
  • Vụ Tổ chức cán bộ;
  • Vụ Tài vụ – Quản trị;
  • Văn phòng;
  • Cục Kế toán nhà nước;
  • Cục Quản lý ngân quỹ;
  • Cục Công nghệ thông tin;
  • Sở Giao dịch KBNN;
  •  Trường Nghiệp vụ Kho bạc;
  • Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.

(ii) Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương:

  • KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước.
  • KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

KBNN được tổ chức điểm giao dịch tại các địa bàn có khối lượng giao dịch lớn theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Cao Bích Tuyền

Cao Bích Tuyền

https://luatcongty.vn Cao Bích Tuyền là sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng. Hiện tại Bích Tuyền đang là content editor của website luatcongty.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.31049 sec| 983.289 kb