Bảo hộ quyền tác giả cũng có nghĩa là việc tác phẩm thuộc sở hữu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ. Chủ sở hữu của tác phẩm đó có hoàn toàn quyền chuyển nhượng hợp pháp. Dưới đây là một số quy định và việc chuyển nhượng quyền tác giả.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. (Theo căn cứ pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
Việc chuyển nhượng bản quyền tác giả phải được lập thành hồ sơ và đăng ký chuyển nhượng tại Cục bản quyền tác giả, sau khi việc chuyển nhượng được hoàn thành, chủ sở hữu quyền tác giả cũ sẽ không còn quyền và nghĩa vụ đối với tác phẩm của mình.
Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân các quyền nhân thân như: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm của tác giả và của người biển diễn không được chuyển nhượng.
Trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu.
Việc chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành hợp đồng.
Xem thêm: Chuyển nhượng quyền tác giả-quy định cần biếtHợp đồng chuyển nhượng là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu một, một số quyền nhân thân, quyền tài sản của mình cho các cá nhân, tổ chức khác là bên được chuyển nhượng.
Hợp đồng phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
(ii) Căn cứ chuyển nhượng;
(iii) Giá, phương thức thanh toán; (iv) Quyền và nghĩa vụ của các bên;(v) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
Lưu ý: Cần phân biệt hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.
Hồ sơ ghi nhận bao gồm những tài liệu sau:
(i) Tờ khai đăng ký chuyển nhượng;
(ii) Bản gốc hợp đồng chuyển nhượng;
(iii) Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ sở hữu mới (bên nhận chuyển nhượng là cá nhân) hoặc quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bên nhận chuyển nhượng là pháp nhân)
(iv) Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;
(v) Bản gốc tác phẩm đã đăng ký
(vi) Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho công ty đại diện thực hiện thủ tục chuyển nhượng
Xem thêm: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giảBước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, trong hợp đồng chuyển nhượng sẽ bắt buộc phải có những nội dung như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng tới Cục bản quyền tác giả, thành phần hồ sơ gồm:
Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả
Sau khi nộp hồ sơ, cục bản quyền tác giả sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho chủ sở hữu mới. Khi đó, quyền tài sản của tác phẩm sẽ được chuyển từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới.
Địa chỉ của Cục bản quyền tác giả-nơi nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:
Trụ sở: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
Tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Tại Tp Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Xem thêm: Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm