- Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp tư nhân sẽ cần có thêm một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân như Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu (bản sao hợp lệ).
Hiện nay, trước tình hình nhu cầu chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp có xu hướng tăng và nhiều chủ hộ kinh doanh chưa nắm được cách thức chuyển đổi như thế nào là hợp pháp. Sau đây là nội dung về cách thức chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp đến bạn đọc.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp là hai hình thức kinh doanh, loại hình kinh doanh khác nhau hoàn toàn. Khi hộ kinh doanh chuyển hình thức kinh doanh lên doanh nghiệp thì cơ bản sẽ có các ưu điểm và nhược điểm sau:
Quy mô của hộ kinh doanh gia đình hết sức gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Khi chuyển lên hình thức doanh nghiệp thì sẽ không bị giới hạn về quy mô, có thể quy mô kinh doanh sẽ lớn hơn rất nhiều so với hộ kinh doanh, có thể đặt nhiều địa điểm kinh doanh,doanh nghiệp sẽ được phép xuất khẩu và nhập khẩu.
Khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp thì khi đó, doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân và có con dấu, khác hoàn toàn với hộ kinh doanh là không có tư cách pháp nhân và không có con dấu. Từ đó, doanh nghiệp được phép mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện và thuận lợi vay vốn ngân hàng, nâng cao vị thế trên thị trường.
Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp, trừ trường hợp doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn.
Doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế, được xuất hoá đơn thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu, miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu; Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; Miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Ngoài ra, doanh nghiệp được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo miễn phí hồ sơ thành lập doanh nghiệp; về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
Đặc biệt, doanh nghiệp được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, điều kiện để doanh nghiệp được hưởng các lợi ích nêu trên là phải thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp, tuỳ vào loại hình doanh nghiệp cụ thể mà hộ kinh doanh chuyển lên, pháp luật về doanh nghiệp có quy định về mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Việc huy động vốn sẽ gặp khó khăn bởi tính chất kinh doanh nhỏ lẻ của hộ kinh doanh sẽ ít tạo được lòng tin cho khách hàng.
Khi hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp sẽ phải nộp nhiều các loại thuế hơn so với hộ kinh doanh bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ khó có thể thay đổi ngành nghề kinh doanh và cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Ngoài ra, sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp phải mở sổ sách kế toán, hàng tháng còn phải tốn tiền thuê kế toán, rồi phải mua chữ ký số, hóa đơn điện tử….
Doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính như bảo hiểm, lao động, phòng cháy chữa cháy làm gia tăng chi phí, gây khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp phải thiết lập riêng chế độ cho người lao động, việc tuyển dụng, sa thải lao động hoặc giải thể doanh nghiệp phải cẩn trọng hơn và tuân theo đúng quy định;
Vui lòng xem thêm các quy định về: Hộ kinh doanh gia đình
Căn cứ pháp lý: Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
Theo quy định nêu trên, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh tựu chung sẽ bao gồm:
Ngoài ra, đối với mỗi loại hình doanh nghiệp mà hộ kinh doanh muốn chuyển đổi sẽ có các yêu cầu khác nhau, cụ thể:
Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
i) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp như Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu/sáp nhập.
ii) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng. Đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức.
iii) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
i) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân. Như Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu. Của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
ii) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác. Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty . Đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức. Trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước
iii) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài . Theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
iv) Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Xem thêm: Hoá đơn của hộ kinh doanhHộ kinh doanh có nhu cầu chuyển thành doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ tương ứng với loại hình kinh doanh mà hộ kinh doanh muốn chuyển đổi nêu trên.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Hộ kinh doanh nộp hồ sơ chuyển đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà hộ kinh doanh dự định đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phải tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Người di nộp hồ sơ sẽ được nhận biên nhận hồ sơ do Phòng đăng kí kinh doanh cấp và có hẹn về thời gian trả kết quả. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét giải quyết trong thời hạn 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Người nộp hồ sơ cần lưu ý về ngày hẹn tên biên nhận hồ sơ và đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục khắc dấu doanh nghiệp và thông báo mẫu con dấu.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thành lập.
Để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.
Trên đây là toàn bộ trình tự, thủ tục để thực hiện chuyển đổi hộ kinh doanh sang hình thức doanh nghiệp. Các cá nhân, chủ hộ kinh doanh có như cầu cần nắm rõ vấn đề này để tránh mất thời gian, công sức khi thực hiện thủ tục chuyển đổi.
Để biết thêm thông tin về hộ kinh doanh, vui lòng xem thêm bài viết: Thuế hộ kinh doanh
Xem thêm các nội dung pháp lý tại: Luật doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm