Hộ kinh doanh cá thể là cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bài viết sau sẽ chia sẻ Tất tần tật về hộ kinh doanh cá thể theo quy định
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Hộ kinh doanh cá thể là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hay một hộ gia đình làm chủ và chỉ được phép tiến hành đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, không sử dụng quá mười lao động, không được cấp con dấu và sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh là chủ thể kinh doanh chiếm một số lượng đông đảo trong nền kinh tế nước ta từ trước đến nay và sẽ do một cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm người thực hiện hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Đây là loại thương nhân thứ hai: thương nhân là cá nhân hoạt động thương mại một cách hoàn toàn độc lập, thường xuyên và có thực hiện đăng ký kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm: Hộ kinh doanh gia đình
Theo quy định ban hành tại Chương VIII Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ta có thể rút ra được một số đặc điểm sau:
(i) Không có tư cách pháp nhân giống như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
(ii) Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân nhưng các thành viên phải đều là người Việt Nam;
(iii) Được phép tiến hành kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải thực hiện đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;
(iv) Không bị giới hạn trong việc sử dụng lao động
(v) Được phép thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.
(vi) Phải chấp hành nộp đầy đủ các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.
(vii) Sẽ không được phép sử dụng hoá đơn đỏ hóa đơn đầu vào (hay còn gọi là hoá đơn VAT)
Trả lời: Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực năm 2021 ban hành quy định như sau: “ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Như vậy, cho dù có là các tổ chức có tên riêng thay đổi, có tài sản và chủ thể kinh doanh mang tính chuyên nghiệp đi chăng nữa thì theo quy định của pháp luật hộ kinh doanh sẽ không được xem là doanh nghiệp. Bởi vì nó chỉ mang tính chất hoạt động một cách riêng lẻ, không thường xuyên, chuyên nghiệp, không được cấp con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và đặc biệt sẽ không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi xảy ra tình trạng kinh doanh thua lỗ.
Hiện nay theo pháp luật quy định nước ta chỉ có 05 loại hình doanh nghiệp như sau:
(i) Công ty cổ phần
(ii) Công ty TNHH một thành viên;
(iii) Công ty TNHH hai thành viên trở lên,
(iv) Công ty hợp danh;
(v) Doanh nghiệp tư nhân;
Như vậy, cho dù có muốn tổ chức của mình được công nhận dưới dạng doanh nghiệp thì chủ thể cần phải thành lập tổ chức thuộc một trong năm loại hình quy định trên. Việc tiến hành thành lập doanh nghiệp sẽ đem lại nhiều cơ hội trong việc kinh doanh cũng như khẳng định được vị thế của tổ chức đó trên thị trường dịch vụ thành lập.
Theo quy định ban hành, pháp nhân sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với tài sản riêng của mình mà hộ kinh doanh lại chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của chủ sở hữu và chịu trách nhiệm một cách vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy không thể có tư cách pháp nhân.
Dựa trên cơ sở này ta có thể nhận thấy không đáp ứng được đủ các điều kiện nêu trên. Do vậy, hộ kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được phép mở chi nhánh, các văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà tổ chức doanh nghiệp đang thực hiện.
Theo Luật Doanh nghiệp, hộ cá thể phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
(i) Mỗi cá nhân chỉ được quyền tiến hành đăng ký thành lập một loại hình kinh doanh, vì vậy nếu bạn đã thực hiện đăng ký làm chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh thì sẽ không được phép đăng ký.
(ii) Người thực hiện đăng ký thành lập phải đáp ứng được điều kiện là công dân Việt Nam, đã đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hành vi pháp luật có điểm kinh doanh.
(iii) Cá nhân, hộ gia đình chỉ được phép hóa tiến hành đăng ký duy nhất một hộ trên phạm vi toàn quốc.
(iv) Cá nhân là người đứng ra thành lập và tham gia vào kinh doanh thì việc đóng góp vốn không được phép kinh doanh thành người đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Hồ sơ thành lập gồm những tài liệu được quy định sau:
(i) Đơn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu);
(ii) Hợp đồng thuê địa điểm đăng ký (bản sao);
(iii) Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của các thành viên (bản sao chứng thực)
(iv) Hợp đồng dịch vụ và hợp đồng ủy quyền cho cá nhân tiến hành thủ tục thành lập;
Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc truy cập Hộ kinh doanhThủ tục thành lập sẽ được thực hiện theo các bước quy định sau đây:
Tiến hành nộp trực tiếp hồ sơ hoặc thực hiện ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức và nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và kết quả được trả thuộc văn phòng UBND cấp quận/huyện nơi thực hiện đăng ký trụ sở chính.
Chuyên viên tiến hành theo dõi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu thuộc ngành nghề cần kiểm tra theo quy định), yêu cầu bổ sung đầy đủ hồ sơ nếu chưa hợp lệ.
Chuyên viên tiến hành xử lý hồ sơ và trình lên lãnh đạo phòng ký chuyển lãnh đạo UBND cấp huyện ký và chuyển Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho Bộ phận Tiếp nhận và tiến hành trả kết quả.
Đại diện sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan thực hiện việc đăng ký, đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và tiến hành đi vào hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không được phép sử dụng dấu pháp nhân để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Nhưng có thể được phép sử dụng các loại con dấu khác để thể hiện thông tin địa chỉ, logo, chữ ký nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế thông tin.
Hiện nay pháp luật không ban hành quy định cụ thể về số lượng tối đa ngành nghề đăng ký của hộ kinh doanh. Vì vậy có thể tiến hành đăng ký nhiều ngành, nghề và những ngành, nghề này sẽ được phía cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận nếu đáp ứng được đầy đủ hai điều kiện sau đây:
(i) Không thuộc ngành, nghề kinh doanh bị cấm theo quy định của pháp luật;
(ii) Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đó (nghĩa là những ngành, nghề cần phải xin giấy phép con thì phải chuẩn bị thủ tục để được cấp giấy phép).
Theo quy định ban hành tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, các đối tượng không phải là pháp nhân (hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) sẽ không đủ điều kiện và tư cách chủ thể vay vốn.
Để thực hiện vay vốn phải tiến hành chuyển đổi thành doanh nghiệp hoặc chủ hộ phải tự đứng tên vay, bởi theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể được phép tham gia vào quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành bổ sung những quy định về khách hàng vay tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân tại Thông tư số 39 và Thông tư số 43 để phù hợp với Bộ luật này.
Mời bạn đọc xem thêm thông tin tại Luật Doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm