Tại sao lại cần đăng ký kinh doanh? Nếu không đăng ký kinh doanh thì có bị xử phạt gì hay không? Nếu đăng ký kinh doanh nên lựa chọn đăng ký kinh doanh trực tiếp không ?
Thứ nhất, sự bảo đảm của nhà nước: Một chủ thể kinh doanh khi mà họ đăng ký kinh doanh tức là tồn tại dưới dạng một tổ chức – được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Thứ hai, lòng tin của khách hàng: Việc được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp còn là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của tổ chức đó với khách hàng. Bất kì một hoạt động thương mại[1] nào của tổ chức đó nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng, điều đó tạo được lòng tin của khách hàng với tổ chức đã được đăng ký kinh doanh. Thứ ba, Lòng tin của nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh khi thực hiện các hoạt động thương mại đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường. Để làm được điều đó họ cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư thường là đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp hướng đến. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư hướng đến là tư cách tiến hành các hoạt động hợp pháp. Điều đó, chỉ xảy ra khi bạn đã đnăg ký kinh doanh.
- Cơ sở pháp lý : Khoản 1, Điều 27 Luật Doanh Nghiệp 2020
(i) Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
- Cơ sở pháp lý : Điều 34 nghị định số 01/2021/Nghị đình- chính phủ
(ii) Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
(iii) Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.
(iv) Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực
- Căn cứ theo Điều 2 nghị định 01/2021 nghị định- chính phủ
(i) Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(ii) Cá nhân, thành viên hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Nghị định này.
(iii) Cơ quan đăng ký kinh doanh.
(iv) Cơ quan quản lý thuế.
(v) Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) 50.000 đồng/lần
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm thủ tục đăng ký kinh doanh mới nhất
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm