Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc khi bất cứ một đơn vị nào muốn tiến hành việc kinh doanh của mình. Vậy tại sao lại phải tiến hành đăng ký kinh doanh?
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Đinh Thị Thương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh bao gồm các loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.
Giấy đăng ký kinh doanh bao gồm những nội dung sau:
– Ngành, nghề kinh doanh.
– Tên, địa chỉ trụ sở kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
– Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân
– Số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần; Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định.
Khi kinh doanh, buôn bán bất cứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ gì đi chăng nữa, thì chủ thể kinh doanh đều cần tiến hành đăng ký kinh doanh. Bởi vì việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh. Cụ thể tiến hành xin giấy phép kinh doanh thì sẽ được:
(i) Sự bảo đảm của nhà nước: Một chủ thể kinh doanh khi họ đăng ký kinh doanh tức là tồn tại dưới dạng một tổ chức - được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp theo luật kinh doanh. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Tức là mọi quyền lợi của doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.
(ii) Lòng tin của khách hàng: Việc được thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty và hoạt động một cách hợp pháp còn là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó với khách hàng. Bất kì một hoạt động thương mại nào của cơ sở đó nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng, điều đó tạo được lòng tin của khách hàng với cơ sở đã được đăng ký kinh doanh.
(iii) Lòng tin của nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường. Để làm được điều đó họ cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư là đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, các công ty - doanh nghiệp hướng đến. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư quan tâm đó là tư cách tiến hành các hoạt động hợp pháp. Điều đó, chỉ xảy ra khi chủ thể kinh doanh đã đăng ký kinh doanh.
(iv) Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt: Tiến hành đăng ký kinh doanh tức là doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép.
Theo quy định của pháp luật nếu doanh nghiệp không thực hiện đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt khá nặng. Đây cũng là câu trả lời cho câu Cụ thể hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:
(i) Phạt từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
(ii) Phạt từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình cá thể mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
(iii) Phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp – công ty không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không đăng ký thành lập công ty theo quy định;
(iv) Phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý có thẩm quyền chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;Phạt tiền gấp 2 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
(v) Phạt 5.000.000đ đến 10.000.000đ nếu đã bị xử phạt kinh doanh không có giấy đăng ký kinh doanh một lần mà còn tái phạm.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Một số trường hợp cá nhân hoạt động thương mại không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
(i) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
(ii) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
(iii) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
(iv) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
(v) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
(vi) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm