Đăng ký kinh doanh - Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh

view 999
comment-forum-solid 0

Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc đối với một doanh nghiệp trước khi hoạt động kinh doanh. Do đó, nếu bạn bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần lựa chọn một loại hình kinh doanh phù hợp? Tại sao cần đăng ký? Loại hình doanh nghiệp nào thì phù hợp? đăng ký kinh doanh như thế nào? Thời gian và chi phí là bao nhiêu? . Công ty TNHH Luật Everest xin giải đáp toàn bộ thắc mắc về đkkd.

Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp       Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tại sao cần phải đăng ký khi bắt đầu kinh doanh?

Lợi ích nếu đăng ký kinh doanh khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp 

(i) Sự bảo đảm của nhà nước: Một chủ thể kinh doanh khi họ đăng ký doanh nghiệp tức là tồn tại dưới dạng một tổ chức – được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp theo luật kinh doanh. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Tức là mọi quyền lợi của doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.

(ii) Lòng tin của khách hàng: Việc được thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty và hoạt động một cách hợp pháp còn là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó với khách hàng. Bất kì một hoạt động thương mại nào của cơ sở đó nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng, điều đó tạo được lòng tin của khách hàng với cơ sở đã được đăng ký kinh doanh.

(iii) Lòng tin của nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường. Để làm được điều đó họ cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư là đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, các công ty – doanh nghiệp hướng đến. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư quan tâm đó là tư cách tiến hành các hoạt động hợp pháp. 

(iv) Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt: Tiến hành đăng ký kinh doanh tức là doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép.

Hậu quả nếu không đăng ký kinh doanh khi lập doanh nghiệp 

Theo quy định của pháp luật nếu doanh nghiệp không thực hiện đăng ký thì sẽ bị xử phạt khá nặng Cụ thể hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:

(i) Phạt từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(ii) Phạt từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình cá thể mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

(iii) Phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp – công ty không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không đăng ký thành lập công ty theo quy định;

(iv) Phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi tiếp tục hoạt động  trong thời gian bị cơ quan quản lý có thẩm quyền chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;Phạt tiền gấp 2 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

(v) Phạt 5.000.000đ đến 10.000.000đ nếu đã bị xử phạt khi không có giấy đăng ký kinh doanh một lần mà còn tái phạm.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, doanh nghiệp:

(vi) Sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có căn cứ cho rằng việc không đăng ký là nhằm mục đích trốn thuế.

(vii) Không được nhà nước đảm bảo và bảo hộ theo quy định pháp luật

(viii) Không gây dựng được thương hiệu 

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào thì phù hợp?

Trước khi đăng ký kinh doanh, bạn cần chọn cho mình được loại hình phù hợp. Vậy bạn có nên thành lập công ty không? Hay chỉ nên thành lập hộ kinh doanh, hợp tác xã?  Mời bạn tham khảo bảng sau:
Loại hình  Đối tượng phù hợp  Quy mô  Mục đích 
Doanh nghiệp Tổ chức kinh tế Hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận Số lượng nhân công lớn, có nhiều kinh phí và mong muốn mở rộng sản xuất trong tương lai

Lợi nhuận

Có cơ cấu tổ chức rõ ràng

Hộ kinh doanh Cá nhân tổ chức muốn kinh doanh nhỏ lẻ, không có cơ cấu tổ chức rõ ràng Kinh doanh nhỏ lẻ trong phạm vi gia đình với nhân công ít, quy mô hẹp, dễ dàng quản lý Lợi nhuận
Hợp tác xã Tổ chức kinh tế tập thể  Hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,tạo việc Ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập Nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên
    • Bạn có thể tham khảo thêm ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp khi bắt đầu khởi nghiệp để lựa chọn cho mình loại hình phù hợp nhất  tại đây

Hồ sơ khi thành lập mới doanh nghiệp 

Trước khi tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lên cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

(i) Bản sao y CMND, hộ chiếu không quá 3 tháng. Trường hợp thành viên là tổ chức, cần chuẩn bị thêm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập công ty và giấy ủy quyền người thay mặt góp vốn của tổ chức. (ii) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (iii) Dự thảo điều lệ công ty (iv) Các giấy tờ liên quan khác. Sau đây là ví dụ về hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

    Hồ sơ hay thủ tục đăng, thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên như sau: 

(i) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(ii) Điều lệ công ty.

(iii) Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần, trình tự và thủ tục Vậy mất bao lâu cho thủ tục đăng ký, thành lập doanh nghiệp và chi phí hết bao nhiêu? Mời bạn tham khảo tại đây. Doannh nghiệp có thể đăng ký  bằng những hình thức nào?

Hình thức đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau: Đăng ký qua mạng điện tử (Online) và đăng ký trực tiếp.

Đăng ký kinh doanh online (Qua mạng điện tử)

Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử

(i) Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hình thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Phòng đăng ký kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin, thực hiện qua mạng điện tử.

(ii) Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng Tài khoản để đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

(iii) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.

Đăng ký kinh doanh trực tiếp 

Bước 1: Dự thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thông tin cần thiết.

Chuẩn bị hồ sơ khi đăng ký kinh doanh Chuẩn bị hồ sơ khi đăng ký kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký thuộc tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 5: Khắc dấu tròn doanh nghiệp, công bố mẫu dấu lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng 

Bước 7: Mua chữ ký số, đăng ký khai thuế – nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và xác nhận đăng ký nộp thuế điện tử tại ngân hàng

Bước 8: Khai lệ phí môn bài – đóng lệ phí môn bài sử dụng chữ ký điện tử

Bước 9: Khai thuế ban đầu, đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử

Bước 10: Báo cáo thuế theo quy định của nhà nước theo định kỳ tới cơ quan quản lý thuế tại địa phương nơi công ty đặt trụ sở.

Một vài câu hỏi thường gặp kèm giải đáp để bạn có thể đăng ký thành công 

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Câu hỏi 1 : Có nên thuê dịch vụ đăng ký kinh doanh bên ngoài không?

Trả lời: Thành lập doanh nghiệp là cả 1 giai đoạn mà không phải ai cũng thuận lợi hoàn tất nó, dẫn đến việc mất thời gian và tốn chi phí. Bởi vậy họ thường chọn 1 đơn vị để thực hiện công tác này thay họ. Vậy nên tự đi đăng ký  hay nên thuê dịch vụ  bên ngoài? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi sẽ nêu ưu và nhược điểm của từng phương án như sau: 

Đối với tự đi đăng ký kinh doanh  

Ưu điểm: (i) Tự đi thành lập doanh nghiệp chắc chắn sẽ phù hợp với ý định của bạn hơn. (ii) Chủ động hơn về mặt thời gian hoàn thành, không cần qua bên trung gian Nhược điểm:  (i) Tốn nhiều thời gian và công sức  (ii) Nếu không có kiến thức về việc thành lập doanh nghiệp do đó thời gian sẽ bị kéo dài và gây nên những phát sinh rắc rối về sau Đối với sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh tại công ty Luật TNHH Everest Ưu điểm:  (i) Tiết kiệm được thời gian và công sức  (ii) Sẽ được tư vấn để lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và định hướng của công ty  (iii) Vấn đề thành lập lập doanh nghiệp được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hạn chế những vấn đề phát sinh về sau trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (iv) Sẽ có những ưu đãi và giảm giá khi doanh nghiệp sử dụng các gói dịch vụ sau khi thành lập. 

Nhược điểm: 

(i)  Nhược điểm  duy nhất khi sử dụng loại hình dịch vụ này đó là doanh nghiệp sẽ mất một khoản phí để chi trả cho dịch vụ của mình ( Chỉ từ 2 triệu đồng )  Tuy nhiên, đối với những lời ích vô cùng to lớn mà các công ty dịch vụ mang lại thì chắc chắn khoản phí đó sẽ chẳng là gì cả đúng không nào? 

Bạn có thể xem thêm về Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp của công ty Luật TNHH Everest tại đây

Câu hỏi 2 : Sau khi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp của tôi đã hoạt động sản xuất và thương mại được luôn chưa 

Trả lời:  Sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải hoàn thành những thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành các hoạt động sản xuất và thương mại. Bạn có thể tham khảo tại đây 

Câu hỏi 3: Một người được thành lập mấy doanh nghiệp?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì số lượng doanh nghiệp đối với một nhà đầu tư thành lập không bị hạn chế nghĩa là một người có thể làm Giám đốc ở nhiều doanh nghiệp. Nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức tự do thành lập một hoặc hai  doanh nghiệp trở lên tùy vào ý định của họ nếu họ có đủ vốn thành lập doanh nghiệp và tuân thủ đúng các điều kiện được pháp luật quy định. Nhưng các nhà đầu tư cũng nên lưu ý những quy định sau:

-  Một cá nhân, nhà đầu tư không được cùng một lúc sở hữu hai doanh nghiệp tư nhân trở lên,  hoặc vừa đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân lại vừa đồng thời là thành viiên hợp danh của Công ty hợp danh, không thể cùng một lúc là thành viên hợp danh của hai Công ty hợp danh trở lên (trừ trường hợp có sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác). Nói chung nếu bạn đã thành lập công ty tư nhân hoặc hợp danh thì bạn sẽ không thể đồng thời mở một công ty tư nhân hoặc tham gia là thành viên hợp danh của công ty khác

-  Cũng giống như vậy tổ chức cũng không được phép vừa thành lập doanh nghiệp tư nhân vứa làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh.  Chỉ được phép thành lập một trong 2 doanh nghiệp nếu muốn thành lập thêm thì có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp khác.

-  Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Nếu muốn thành lập thêm công ty khác thì bạn nên lựa chọn góp vốn vào loại hình kinh doanh khác như công ty TNHH một thành viên hay hai thành viên, công ty cổ phần.

-  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ở công ty khác. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp không cấm một người làm Giám đốc hai hoặc nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn.

Lý do khách hàng lựa chọn dịch vụ pháp lý về đăng ký kinh doanh của Công ty Luật TNHH Everest

(1) Với đội ngũ hơn 50 luật sư, chuyên gia, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm về đầu tư và nhiều lĩnh vực khác như: dân sự, đất đai, doanh nghiệp, lao động, sở hữu trí tuệ, tài chính, kế toán, hành chính, hình sự và nhiều lĩnh vực khác, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng xử lý những vụ việc phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực.

(2) Với mạng lưới chi nhánh tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và hệ thống đối tác, đại lý tại nhiều địa phương, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng tốt, thời gian nhanh, chi phí hợp lý.

(3) Với việc áp dụng công nghệ và các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau.

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

Luật sư Nguyễn Bích Phượng

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-bich-phuong/ Luật sư Nguyễn Bích Phượng có 4 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty Luật TNHH Everest: Xử lý các vụ án liên quan đến tranh chấp về thừa kế, hôn nhân- gia đình, dân sự, lao động, doanh nghiệp.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.63765 sec| 1095.586 kb