Nắm bắt được mong muốn đó và cũng đồng thời muốn tháo gỡ cho sự phân vân này, Công ty Luật TNHH Everest xin đưa ra những tư vấn về ưu , nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp . Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam để đưa ra sự lựa chọn phù hợp, tránh gặp rủi ro không đáng có
Hộ kinh doanh là một hoạt động kinh doanh có quy mô nhỏ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Chủ hộ kinh doanh không được đồng thời là Chủ doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH.
(i) Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà; (ii) Không phải khai thuế hằng tháng; (iii) Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản; (iv) Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ; (v) Được áp dụng chế độ thuế khoán.
(i) Mỗi hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa dưới 10 lao động; (ii) Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác; (iii) Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân; (iv) Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh; (v) Muốn xuất hóa đơn cho khách hàng thì cần liên hệ Cơ quan thuế quản lý để mua hóa đơn cho hộ kinh doanh và số lượng hóa đơn bị hạn chế; (vi) Tính chất hoạt động Hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ , không có tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
(i) Do là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty; (ii) Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác; (iii) Thủ tục thành lập công ty đơn giản; (iv) Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản; (v) Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh nên có thể dễ dàng tạo dựng sự tin tưởng từ đối tác, khách hàng.
(i) Không có tư cách pháp nhân, rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình; (ii) Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường nên khả năng huy động vốn không cao; (iii) Không được góp vốn thành lâọ hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác; (iv) Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh trở lên và có thể có hoặc không có các thành viên góp vốn cùng kinh doanh.
(i) Thành viên công ty hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp nên tạo được sự tin cậy cho đối tác; (ii) Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh; (iii) Mô hình tổ chức công ty đơn giản , không nhất thiết phải có nhiều phòng ban; (iv) Do không bị giới hạn về thành viên nên có lợi thế để kêu gọi vốn bằng hình thức bổ sung thành viên vào công ty.
(i) Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên đối với các thành viên hợp danh của công ty có rủi ro hơn khi kinh doanh; (ii) Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn; (iii) Chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật hơn.
Là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân và hoạt động dưới 2 hình thức:
(i) Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu do đó chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến oạt động của công ty, không cần xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác; (ii) Có tư cách pháp nhân; (iii) Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh).
(i) Khó khăn trong việc huy động vốn. Công ty TNHH một thành viên khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; (ii) Công ty TNHH nói chung không được phát hành cổ phiếu.
(i) Có tư cách pháp nhân, các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; (ii) Số lượng thành viên công ty không nhiều, các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc điều hành, quản lý công ty không quá phức tạp; (iii) Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
(i) Công ty TNHH hai thành viên trở lên không có quyền phát hành trái phiếu; (ii) Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân; (iii) Trong một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm