Thông thường nếu không thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp, khi có tranh chấp hợp đồng diễn ra, các bên thường lúng túng không biết lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nào phù hợp.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7):
1900 6198
Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án là gì?
Mỗi khi có tranh chấp, các cá nhân tổ chức thường có ý nghĩ ngay từ đầu là kiện ra Tòa án để giải quyết nhưng chưa hề hiểu rõ phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
Tòa án là một cơ quan trong bộ máy nhà nước thuộc nhánh tư pháp, nhân danh quyền lực của nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt. Bản án của nhà nước sẽ được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án bao gồm:
- Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa sơ thẩm gồm có khởi kiện, thụ lý vụ án, hòa giải và chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa
- Thủ tục xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo
- Thủ tục xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: bao gồm thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm
Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài là gì?
Khác với Tòa án, trọng tài không phải một cơ quan hoạt động nhân danh nhà nước. Để đưa vụ án ra giải quyết bằng trọng tài thì các bên phải có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau thời điểm xảy ra tranh chấp.
Thủ tục tố tụng trọng tài sẽ phụ thuộc vào trung tâm trọng tài và quy tắc tố tụng trọng tài mà các bên lựa chọn trong thỏa thuận trọng tài.
Nên lựa chọn Tòa án hay trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng?
Để lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, Các bên nên hiểu rõ những ưu điểm, nhược điểm của hai phương thức giải quyết tranh chấp trên.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
- Thông thường chi phí để giải quyết một tranh chấp hợp đồng của Tòa án sẽ thấp hơn so với trọng tài.
- Phán quyết của tòa án có giá trị thi hành cao vì được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước.
- Trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật
Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
- Thủ tục thiếu linh hoạt và kéo dài.
- Tính xét xử công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại vì dễ ảnh hưởng đến uy tín và tiết lộ bí mật kinh doanh.
- Phán quyết có thể bị kháng cáo dẫn đến vụ tranh chấp bị kéo dài.
- Trình độ chuyên môn của thẩm phán thường không cao bằng trọng tài viên.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
- Thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp tùy vào từng trung tâm trọng tài.
- Đảm bảo bí mật hơn so với Tòa án.
- Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.
- Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm và không bị kháng cáo.
Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Chi phí trọng tài thường cao hơn tòa án.
- Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được.
- Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường không cao bằng Tòa án.
Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của hai phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án và trọng tài. Việc cân nhắc lựa chọn một phương thức phải căn cứ vào tình hình thực tế, tính chất thực tế của vụ việc và nguyện vọng của các bên.
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm