Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp bằng sự tham gia của một bên thứ ba do hai bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, tương tự tòa án, hay hòa giải trong thỏa thuận trọng tài.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Trọng tài thương mại hiểu đơn giản là một phương thức giải quyết tranh chấp bằng sự tham gia của một bên thứ ba do hai bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn, tương tự tòa án, hay hòa giải trong thỏa thuận trọng tài. Trên cơ sở thỏa thuận, các bên lựa chọn bên thứ ba làm người phân xử, lựa chọn quy tắc tố tụng trong quá trình giải quyết tranh chấp, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, có giá trị thi hành như phán quyết của tòa án.
Phương thức trọng tài được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản, tối cao của pháp luật hợp đồng đó là nguyên tắc tự do thỏa thuận, giao kết hợp đồng. Mọi thỏa thuận giữa các bên (nếu không vi phạm các điều cấm của pháp luật) thì đều được tôn trọng và chấp thuận.
Phương thức này chủ yếu được áp dụng đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại giữa các thương nhân, giữa các quốc gia, hay giữa thương nhân và quốc gia.
Thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận về việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của các bên trong giao kết hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài là cơ sở đầu tiên làm phát sinh thẩm quyền của Trọng tài viên/tổ chức trọng tài/hội đồng trọng tài, đồng thời là căn cứ để Tòa án từ chối thụ lý vụ việc.
Hình thức của thỏa thuận trọng tài: phải được thể hiện bằng văn bản, các bên thỏa thuận về việc sử dụng trọng tài bằng điều khoản trọng tài, điều khoản này có thể hiện diện dưới hình thức một điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại, hoặc được tách riêng làm phụ lục hợp đồng, hoặc thậm chí là một hợp đồng riêng biệt về giải quyết tranh chấp. Điều này tùy thuộc hoàn cảnh, nhu cầu của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp và điều kiện thực tế của các bên.
Nội dung của thỏa thuận trọng tài: Nội dung của thỏa thuận trọng tài phải thể hiện được ý chí của các bên rằng sẽ lựa chọn phương thức trọng tài là phương thức giải quyết những mâu thuẫn bất đồng nảy sinh trong quá trình hợp tác. Nội dung của thỏa thuận trọng tài có thể chi tiết về tổ chức trọng tài mà các bên lựa chọn, trọng tài viên được lựa chọn, quy tắc tố tụng trọng tài áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp, pháp luật nội dung được áp dụng để giải quyết tranh chấp (ví dụ các bên có thể lựa chọn áp dụng các quy định trong Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 để giải quyết tranh chấp thay vì sử dụng pháp luật tại nước sở tại nơi diễn ra việc phân xử) địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp… hoặc thậm chí nội dung thỏa thuận trọng tài chỉ đơn giản là việc thỏa thuận sẽ sử dụng phương thức trọng tài khi xảy ra tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài khi được thể hiện bởi một điều khoản trong hợp đồng thì cũng có sự độc lập, riêng biệt với hợp đồng ; điều này được giải thích rằng trường hợp hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài cũng không bị vô hiệu theo dù là một điều khoản trong hợp đồng (Công ước New York 1958).
Việc quy định rõ ràng chi tiết hay bao quát chung chung tùy thuộc nhu cầu, khả năng và sự nhận thức của các bên về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết trong các hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, việc quy định chi tiết, cụ thể các điều khoản trọng tài sẽ tạo thuận lợi trong giải quyết vấn đề pháp lý hơn, bởi khi đã xảy ra tranh chấp, việc giải quyết sẽ được đề xuất theo ý chí chủ quan của các bên, khó tạo đi đến sự thống nhất nếu một trong các bên không đủ sự thiện chí.
Bên cạnh đó, một số trung tâm trọng tài hiện nay có quy định cụ thể về điều khoản trọng tài, điều kiện để sử dụng phương thức trọng tài tại trung tâm/tổ chức trọng tài. Ví dụ tại Tòa Trọng tài Thương mại Quốc tế ICC hay VIAC của Việt Nam có quy định cụ thể, các bên nếu muốn sử dụng trọng tài thương mại tại tổ chức này thì phải ghi rõ trong hợp đồng theo điều khoản mẫu được ICC, VIAC đưa ra.
Về mặt nguyên tắc, khi hai bên đã có thỏa thuận trọng tài, và thỏa thuận trọng tài không bị vô hiệu, thì tòa án không được thụ lý vụ án mà phải từ chối giải quyết, quy định này được thống nhất trong pháp luật về trọng tài thương mại quốc gia và quốc tế.
Trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu về mặt hình thức hay nội dung, các bên vẫn được ưu tiên thỏa thuận lại điều khoản trọng tài.
Trọng tài được phân làm hai loại: Trọng tài vụ việc hoặc trọng tài thường trực
Đây là là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ giải tán khi giải quyết xong vụ việc đó.
Các đặc trưng cơ bản của Trọng tài vụ việc (ad-hoc arbitration) là:
Hội đồng trọng tài được thành lập bao gồm một số lẻ các trọng tài viên, có thể là 1 trọng tài viên, 3 trọng tài viên, hoặc 5 trọng tài viên…tùy khả năng, điều kiện của các bên.
Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài được xây dựng và tổ chức hệ thống, quy củ, chặt chẽ, có bộ máy làm việc, trụ sở làm việc thường xuyên, có danh sách trọng tài viên, hoạt động theo quy định của tổ chức, có bộ Quy tắc tố tụng riêng. Về tên gọi của các tổ chức này có thể là trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, tòa trọng tài… tuy nhiên về bản chất vẫn là một tổ chức độc lập hoạt động cung cấp phương thức giải quyết tranh chấp là trọng tài.
Đặc trưng của hình thức trọng tài quy chế:
Quy tắc tố tụng là bộ các quy định, nguyên tắc được áp dụng trong quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp.
Đối với hình thức trọng tài vụ việc, như đã nói ở trên, quy tắc tố tụng này có thể được xây dựng, hoặc lựa chọn các quy tắc tố tụng mẫu có sẵn của các trung tâm trọng tài. Một trong các bộ Quy tắc tố tụng trọng tài mẫu được xây dựng và phổ biến hiện nay là Quy tắc trọng tài của Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc UNCITRAL.
Đối với hình thức trọng tài quy chế, thông thường và phổ biến nhất là các bên sử dụng bộ Quy tắc tố tụng có sẵn của trung tâm trọng tài mà các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên cũng không loại trừ quyền lợi các bên lựa chọn một bộ quy tắc tố tụng khác không phải của trung tâm để áp dụng trong giải quyết tranh chấp, điều này tùy thuộc vào việc trung tâm trọng tài mà các bên lựa chọn có chấp thuận và tôn trọng thỏa thuận này của các bên hay không.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Hiểu về khái niệm, về thỏa thuận trọng tài, về quy tắc tố tụng trọng tài cũng như hình thức của trọng tài thương mại, bạn đọc sẽ có những hình dung nhất định về phương thức này để từ đó thấy được những ưu điểm và hạn chế của việc giải quyết bằng phương thức trọng tài.
Ưu điểm:
Các bên được tôn trọng quyền tự do thỏa thuận: Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận, bình đẳng và tự nguyện, phương thức trọng tài thương mại chính là sự tôn trọng, đề cao, phát huy tối đa quyền tự do thỏa thuận, tự do giao kết của các bên. Nguyên tắc tự do thỏa thuận thể hiện đầu tiên ở việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp, lựa chọn tổ chức trọng tài, lựa chọn trọng tài viên, quy tắc tố tụng, luật nội dung áp dụng để giải quyết tranh chấp, lựa chọn địa điểm diễn ra phiên xét xử cũng như ngôn ngữ…
Có thể thấy, nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên đã được tôn trọng một cách tối đa, điều này rất phù hợp với các thương gia, các quốc gia lớn trong thực tiễn giải quyết tranh chấp. Việc được tôn trọng quyền tự do định đoạt, ý chí trong các thỏa thuận là một trong các nguyên nhân ban đầu khiến cho các bên dễ dàng chấp nhận phán quyết của trọng tài thương mại hơn so với phương thức giải quyết bằng tòa án. Điều này cũng thể hiện sự linh hoạt tối đa, không áp đặt như phương thức tòa án.
Tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa thủ tục tố tụng: Xuất phát từ yếu tố trọng tài hoạt động theo yêu cầu, thỏa thuận của các bên, các bên nắm quyền chủ động trong hầu hết quá trình giải quyết tranh chấp, thủ tục nhanh chóng, đơn giản và không nhiều công đoạn như tại Tòa án, thời gian giải quyết tranh chấp tại trọng tài được rút ngắn hơn rất nhiều so với thời gian thực tế tại Tòa án, chưa kể các bên sẽ tránh được sự nhiêu khê, dài dòng và thiếu minh bạch trong quá trình xét xử.
Quyết định của Hội đồng trọng tài có chất lượng tốt: Quyết định của Hội đồng trọng tài có giá trị chung thẩm, không kháng cáo kháng nghị, không bị ảnh hưởng bởi thiết chế, sự áp đặt của nhà nước, đây là một ưu thế rõ rệt của hình thức trọng tài.
Quyết định của Hội đồng trọng tài có tính chất chuyên môn bởi quyết định này được xây dựng qua nghiên cứu của các trọng tài viên là chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực cụ thể (thường là lĩnh vực các bên đang tranh chấp), họ có những kiến thức chuyên sâu nên dễ nhìn nhận bản chất vấn đề và đưa ra các ý kiến, quyết định bám sát thực tiễn tranh chấp hơn.
Tính bảo mật thông tin cao: Về nguyên tắc, quy trình xét xử tại trọng tài được diễn ra dưới dạng các buổi họp kín chỉ có các bên và người liên quan, hội đồng xét xử và một số lượng hạn chế những thành phần khác do các bên quyết định, nên khả năng bảo mật thông tin vụ việc, bí mật kinh doanh của các bên tốt hơn, tránh nguy cơ bị ảnh hưởng đến uy tín, gây thiệt hại về cả vật chất và tinh thần cho các bên, trong khi xét xử tại tòa án được diễn ra công khai, không giấu giếm.
Khả năng được công nhận và thi hành tại các quốc gia khác: Đây là một ưu điểm lớn, quan trọng của phương thức trọng tài, có thể được hiểu như sau: Sự ra đời của Công ước New york 1958 ràng buộc các quốc gia trong việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài giống như một biện pháp chống lưng vững chắc, nâng cao ưu thế của phương thức trọng tài thương mại so với phương thức tòa án. Công ước New York thống nhất nguyên tắc về việc các quốc gia thành viên của công ước phải công nhận và cho thi hành các phán quyết trọng tài của các nước thành viên của công ước, xuất phát từ cơ sở có đi có lại trong luật quốc tế. Bên cạnh đó, yếu tố độc lập tách biệt với ý chí, quyền lực nhà nước là một điểm quan trọng để các quốc gia dễ chấp thuận phán quyết trọng hơn so với quyết định của tòa án. Việc công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa án một quốc gia trên lãnh thổ một quốc gia khác dựa vào nhiều yếu tố: mối quan hệ hòa hảo giữa các quốc gia, pháp luật quốc gia này và pháp luật quốc gia nơi được yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của tòa án có tương thích với nhau không, hai bên đã có thỏa thuận nào về việc này chưa…
Hạn chế:
Tương tự như các phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án hay những phương thức khác, trọng tài dù nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như:
Xem thêm:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm