Ký kết hợp đồng thương mại, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Bởi Đinh Thị Thương - 28/06/2021
view 26
comment-forum-solid 0
Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường hiểu biết hạn chế hành lang pháp lý giao dịch, nhưng lại chủ quan cho rằng tranh chấp sẽ không xảy ra khi ký kết hợp đồng thương mại. Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hàng loạt các hiệp định thương mại được ký kết thời gian qua đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thị trường rộng mở cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ hơn luật pháp cũng như các quy định, quy chế của các nước, tập quán thương mại quốc tế... để không thua thiệt và phòng ngừa rủi ro khi ký các hợp đồng thương mại.

Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường hiểu biết hạn chế hành lang pháp lý giao dịch, nhưng lại chủ quan cho rằng tranh chấp sẽ không xảy ra. Đã thế, rất nhiều doanh nghiệp cũng không quan tâm đầy đủ vấn đề sở hữu trí tuệ, thẩm quyền của người ký kết hợp đồng thương mại cũng như các vấn đề về vận chuyển hàng hóa, thanh toán... Dưới đây chúng tôi xin lưu ý một số vấn đề thường hay “sơ suất”của các doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng thương mại.

Soạn Dự thảo hợp đồng thương mại

Soạn Dự Thảo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp chi tiết hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trước khi đàm phán. Nó được coi là bản kế hoạch cho việc đàm phán. Khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Không hiếm doanh nghiệp  Việt Nam bỏ qua bước soạn dự thảo này, chỉ chăm chăm đàm phán, sau đó mới soạn thảo hợp đồng thì giống như vừa xây nhà vừa vẽ thiết kế, nên thường có nhiều sơ hở, rủi ro trong hợp đồng, đặc biệt đối với những thương vụ lớn.

Đối với các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp nên lưu ý nhiều điều khoản khi ký hợp đồng thương mại. Thông thường các hợp đồng thương mại do đối tác nước ngoài soạn thảo rất dài và nhiều khi không rõ ràng vì cách diễn đạt khác với chúng ta. Vì thế, cần Việt hóa các hợp đồng thương mại này một cách ngắn gọn, đầy đủ và đúng nội dung.

Bên cạnh những điều trên, khi ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài, ngoài chú ý đến luật của Việt Nam, luật của nước đối tác, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các vấn đề thuộc về luật và các tập quán quốc tế.

Những điều khoản cần cẩn trọng trong soạn thảo, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại

Ngoài những điều khoản quan trọng về giá cả, chất lượng hàng hóa, vận chuyển, thanh toán... thì những điều khoản dưới đây dễ bị các doanh nghiệp hay “chủ quan” nên dễ thua thiệt khi xảy ra tranh chấp.

Điều khoản Hiệu lực hợp đồng

Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ…), các bên cần hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thương mại thì vấn đề người đại diện ký kết (người ký tên vào bản hợp đồng) cũng cần lưu ý. Người ký phải có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền hợp lệ. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.

Điều khoản Phạt vi phạm hợp đồng

Thông thường, với những đối tác (bạn hàng) có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau, uy tín của các bên đã được khẳng định trong một thời gian dài thì họ không quy định (thoả thuận) điều khoản này. Còn trong các trường hợp khác thì nên có thoả thuận về phạt vi phạm.

DN cần ghi chuẩn xác là phạt hay bồi thường nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng. Nếu phạt hợp đồng thì mức phạt tối đa là 8% giá trị vi phạm (không phải giá trị hợp đồng như lâu nay mọi người lầm tưởng). Do vậy, các bên khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu ghi nhiều hơn thì phần phần vượt quá được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.

Trong HĐ thương mại, nếu không có điều khoản cụ thể về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Tất cả những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc như: biên bản xác nhận, hóa đơn, tài liệu kỹ thuật, xuất xứ, kết quả giám định, xác nhận của nhân chứng, hình ảnh, thông tin liên quan bằng bản gốc... phải thật chuẩn xác và rõ ràng.

Muốn phạt vi phạm, bên nguyên đơn phải chứng minh được hành vi vi phạm. Còn đòi bồi thường thiệt hại thì phải chứng minh được tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

- Điều khoản Giải quyết tranh chấp:

Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:

Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thương nhân với các tổ chức, cá nhân khác không phải là thương nhân khi có tranh chấp thì do Toà án có thẩm quyền giải quyết. Các bên không thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết.

Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân với thương nhân khi có tranh chấp thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà án; nếu có sự tham gia của thương nhân nước ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn một tổ chức Trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức Trọng tài của nước ngoài để giải quyết.

Khi các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì thoả thuận phải nêu một tổ chức Trọng tài cụ thể, ví dụ: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam”. Nếu chỉ thoả thuận chung chung là: “trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài” thì thỏa thuận này vô hiệu.

Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: Cần lựa chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp là luật của bên mua hay là luật của bên bán hay là luật quốc tế. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Nhằm tránh rủi ro vì thiếu hiểu biết luật pháp của nước ngoài hay pháp luật quốc tế, thương nhân Việt Nam nên chọn luật Việt Nam để áp dụng cho việc thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.

mã của cơ quan thuế Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Khi ký hợp đồng thương mại, doanh nghiệp cần lưu ý

Cần trú trọng ngay cả khâu soạn thảo Dự thảo hợp đồng thương mại, đặc biệt là với thương vụ lớn hoặc hợp đồng thương mại quốc tế

Trong hợp đồng thương mại cần có thỏa thuận cụ thể về chế tài (phạt vi phạm). Cần cẩn trọng điều khoản thỏa thuận vi phạm có liên hệ trực tiếp đến nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên. Biện pháp chế tài này càng chi tiết, rõ ràng thì càng tốt.

Những chế tài cần phải khả thi, đúng quy định pháp luật để không bị vô hiệu và thực hiện được.

Không nên coi chế tài để làm khó nhau, mà là biện pháp đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng thương mại, và hướng giải quyết khi xảy ra vi phạm, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại phải theo dõi, ghi nhận, khi có dấu hiệu vi phạm phải nhanh chóng thu thập chứng cứ để chứng minh.

Thông báo kịp thời bằng văn bản khi bị vi phạm, nêu yêu cầu, biện pháp, khắc phục hoặc ngăn chặn...

Đối với các hợp đồng thương mại có giá trị lớn, tình tiết phức tạp thì nên mời luật sư hỗ trợ pháp lý, tham gia giải quyết ngay từ đầu.

Chi phí cho luật sư để giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro kinh doanh bao giờ cũng ít hơn rất nhiều so với chi phí khắc phục rủi ro hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.

Xem thềm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Đinh Thị Thương

Đinh Thị Thương

Đinh Thị Thương là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, hiện tại Đinh Thương đang làm việc tại một công ty Luật ở Hà Nội, và là content editor của website luatcongty.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.76190 sec| 1015.625 kb