Trong quá trình thi công nhà ở hay các công trình xây dựng thương mại thì việc ký kết hợp đồng xây dựng là vô cùng quan trọng, cần thiết để đảm bảo quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các bên tham gia.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Hợp đồng thi công xây dựng công trình được xem tương tự như một loại hợp đồng dân sự, thông tin trong hợp đồng cũng là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia, hợp đồng được soạn thảo để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các bên tham gia. Song trong hợp đồng sẽ chi phối nhiều hơn bởi quy định pháp luật về lĩnh vực xây dựng.
Theo quy định pháp luật tại Luật xây dựng năm 2014 cũng có ghi nhận hợp đồng thi công xây dựng công trình là hợp đồng dân sự; hợp đồng được soạn thảo dựa trên sự thỏa thuận bằng văn bản; được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trrong hoạt động về đầu tư xây dựng.
Xem thêm nội dung liên quan về hợp đồng xây dựng trọn gói mới nhấtCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ———
HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Số................/HĐ-XD
Hôm nay, ngày….. tháng ……năm……. tại…………………………………… chúng tôi gồm các bên dưới đây: Bên Giao thầu (gọi tắt là bên A): Tên đơn vị:...................................................................................................................................... Địa chỉ trụ sở chính:....................................................................................................................... Họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ): ............................................... Điện thoại:…………………..; Fax:..................; Email:........................................................(nếu có) Số hiệu tài khoản giao dịch tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị:............................ Mã số thuế:...... ............................................................................................................................... Thành lập theo quyết định số: …………..(hoặc đăng ký kinh doanh) cấp ngày .... tháng .... năm Theo văn bản ủy quyền số.......................................................................................................(nếu có) Bên nhận thầu (gọi tắt là bên B): Tên đơn vị:................................................................................................................................. Địa chỉ trụ sở chính:...................................................................................................................... Họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ): ................................................... Điện thoại:…………………..; Fax:.......................; Email:........................................................(nếu có) Số hiệu tài khoản giao dịch tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị:............................ Mã số thuế:...... ........................................................................................................................... Thành lập theo quyết định số: …………..(hoặc đăng ký kinh doanh) cấp ngày .... tháng .... năm .. Theo văn bản ủy quyền số....................................................................................................(nếu có) Chứng chỉ năng lực hành nghề số:... …………………..do.. …………….cấp ngày... tháng... năm.. HAI BÊN THOẢ THUẬN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VỚI NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SAU Điều 1. Nội dung công việc và sản phẩm của hợp đồng:Bên A giao cho Bên B thực hiện thi công xây dựng, lắp đặt công trình theo đúng thiết kế được duyệt, được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật: Phải thực hiện theo đúng thiết kế; bảo đảm sự bền vững và chính xác của các kết cấu xây dựng và thiết bị lắp đặt theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Điều 3. Thời gian và tiến độ thực hiện:Hợp đồng phải ghi rõ thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành bàn giao sản phẩm của hợp đồng; tiến độ thực hiện từng hạng mục, từng công việc phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Trường hợp Bên giao thầu ký nhiều hợp đồng với Bên nhận thầu để thực hiện các công việc xây dựng thì tiến độ của các hợp đồng phải phối hợp để thực hiện được tổng tiến độ của dự án. Các bên của hợp đồng phải thiết lập phụ lục phần không tách rời của hợp đồng để ghi rõ yêu cầu về tiến độ đối với từng loại công việc phải thực hiện.
Điều 4. Điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng Điều kiện nghiệm thu: Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng công trình;Bên A sẽ thực hiện nghiệm thu từng công việc xây dựng; từng bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; từng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Đối với các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo;
Bên A chỉ nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định;
Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
Điều kiện để bàn giao công trình đưa vào sử dụng:Đảm bảo các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
Việc nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng phải thành lập Hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình, thành phần của Hội đồng nghiệm thu theo quy định của pháp luật về nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng.
Điều 5. Bảo hành công trình:Bên thi công xây dựng có trách nhiệm thực hiện bảo hành công trình sau khi bàn giao cho Chủ đầu tư. Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra;
Thời hạn bảo hành công trình được tính từ ngày nhà thầu thi công xây dựng công trình bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình phải bảo hành cho chủ đầu tư (không ít hơn 24 tháng đối với loại công trình cấp đặc biệt, cấp I. Không ít hơn 12 tháng đối với công trình còn lại);
Mức tiền cam kết để bảo hành công trình:
Điều 6. Giá trị hợp đồng xây dựng:
Giá hợp đồng: căn cứ sự thoả thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để xác định loại giá hợp đồng
Giá trị hợp đồng căn cứ loại giá hợp đồng, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc lập quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư và sự thoả thuận của hai bên (đàm phán sau đấu thầu) xác định giá trị hợp đồng
Toàn bộ giá trị của hợp đồng bao gồm giá trị của từng phần việc cụ thểĐiều 7. Thanh toán hợp đồng xây dựng:
Tạm ứng:
Việc tạm ứng vốn theo hai bên thoả thuận và được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực.
Thanh toán hợp đồng:
Hai bên giao nhận thầu thoả thuận về phương thức thanh toán theo thời gian hoặc theo giai đoạn hoàn thành trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành và mức giá đã ký;
Sau khi bàn giao sản phẩm hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng. Bên A thanh toán nốt cho bên B.
Đối với trường hợp dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài có quy định việc tạm ứng, thanh toán khác quy định trong nước thì thực hiện theo hợp đồng đã ký.
Hình thức thanh toán:
Điều 8. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Bên nhận thầu phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng bởi một tổ chức tín dụng có uy tín được bên giao thầu chấp nhận;
Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không quá.... giá trị hợp đồng tuỳ theo loại hình và quy mô của hợp đồng;
Giá trị bảo lãnh được giải toả dần theo khối lượng thực hiện tương ứng;
Điều 9. Bảo hiểm:
Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình, các bên phải mua bảo hiểm theo quy định hiện hành:
Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình
Nhà thầu phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
Điều 10. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp:
Trong trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên nỗ lực tối đa chủ động bàn bạc để tháo gỡ và thương lượng giải quyết.
Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Bất khả kháng:
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hoả hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,... và các thảm hoạ khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam...
Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.
Điều 12. Tạm dừng, huỷ bỏ hợp đồngĐiều 13. Thưởng, phạt khi vi phạm hợp đồng:
Thưởng hợp đồng:
Nếu Bên B hoàn thành các nội dung công việc của hợp đồng theo đúng tiến độ tại điểm và chất lượng tại điểm của hợp đồng thì Bên A sẽ thưởng cho Bên B là: ....... giá trị hợp đồng (không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi)
Phạt hợp đồng:
Bên B vi phạm về chất lượng phạt % giá trị hợp đồng bị vi phạm về chất lượng
Bên B vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng mà không do sự kiện bất khả kháng hoặc không do lỗi của Bên A gây ra, Bên B sẽ chịu phạt % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm thời hạn thực hiện.
Bên B vi phạm do không hoàn thành đủ số lượng sản phẩm hoặc chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng kinh tế thì Bên B phải làm lại cho đủ và đúng chất lượng
Trong trường hợp pháp luật chưa có quy định mức phạt, các bên có quyền thoả thuận về mức tiền phạt bằng tỷ lệ phần trăm giá trị phần hợp đồng bị vi phạm hoặc bằng một số tuyệt đối.
Tổng số mức phạt cho một hợp đồng không được vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên B
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của bên A:
Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên A
Điều 16. Ngôn ngữ sử dụng:
Ngôn ngữ của Hợp đồng sẽ là tiếng Việt là chính. Trường hợp phải sử dụng cả tiếng Anh thì văn bản thoả thuận của HĐ và các tài liệu của HĐ phải bằng tiếng Việt và tiếng Anh và có giá trị pháp lý như nhau
Điều 17. Điều khoản chung
ĐẠI DIỆN BÊN A KÝ TÊN | ĐẠI DIỆN BÊN BỘ TÀI CHÍNH KÝ TÊN |
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm