Lỗi trong xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Bởi Phạm Thị Yến Nhi - 30/08/2020
view 299
comment-forum-solid 0

Khi xem xét vi phạm pháp luật (VPPL) thông thường, dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi VPPL luôn cần xem xét mặt chủ quan của nó, nghĩa là xác định lỗi của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả do hành vi đó gây ra.

kinh doanh sách lậu Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Lỗi - dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật, căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý

Khi xem xét vi phạm pháp luật (VPPL) thông thường, dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi VPPL luôn cần xem xét mặt chủ quan của nó, nghĩa là xác định lỗi của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của họ và hậu quả do hành vi đó gây ra. Nếu hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức (nhận thức) được, từ đó không thể lựa chọn hoặc điều khiển được hành vi của mình theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể hành vi đó không bị coi là có lỗi và hành vi đó không liên quan đến VPPL. Chỉ những hành vi trái pháp luật nào có lỗi (được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới có thể bị coi là VPPL.
Việc một chủ thể thực hiện hành vi VPPL là đã đi ngược lại với ý chí của Nhà nước đã được pháp luật quy định. Những hành vi như vậy luôn gây hại cho Nhà nước, xã hội và cho mọi người, do vậy chúng bị lên án và phải loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội, cũng như phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi thông qua việc bị truy cứu trách nhiệm pháp lý (TNPL).
Về nguyên tắc, TNPL chỉ áp dụng đối với các chủ thể có năng lực TNPL khi họ thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi, tức là chủ thể hành vi đó có khả năng nhận thức những hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng cố ý hoặc vô ý gây ra.
Như vậy, theo lý thuyết thông thường, để xác định một chủ thể có phải chịu TNPL do có hành vi vi phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hay không, cần phải xác định yếu tố lỗi trong cấu thành VPPL để có căn cứ áp dụng những biện pháp chế tài đã được pháp luật quy định đối với chủ thể VPPL.
Lỗi trong vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam
Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu là một loại quyền tài sản được Nhà nước công nhận. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được Nhà nước bảo hộ thông qua cơ chế bảo hộ quyền SHCN, theo đó, nội dung quyền SHCN đối với nhãn hiệu gồm quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền cho phép, cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình cho hàng hoá trùng hoặc tương tự và quyền định đoạt nhãn hiệu.
Xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu - nói một cách chung nhất - là việc người thứ ba không phải chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép) thực hiện các hành vi VPPL xâm hại đến quan hệ pháp luật về quyền SHCN đối với nhãn hiệu được pháp luật SHTT xác lập và bảo vệ. Nói cụ thể thì xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là việc người thứ ba không phải chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép), trong thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu, sử dụng nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ theo cách thức khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn hoặc lừa dối về nguồn gốc hàng hoá hoặc dịch vụ.
Theo pháp luật Việt Nam, khi nhãn hiệu bị xâm phạm nghĩa là quyền đối với tài sản nhãn hiệu của chủ sở hữu bị vi phạm, do vậy, chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm trước tiên bị coi là vi phạm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm mà chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm có thể VPPL hành chính hoặc hình sự.
Khác với các tài sản hữu hình, nhãn hiệu là một loại tài sản vô hình tồn tại dưới dạng thông tin, dễ lan truyền, dễ bị xâm phạm, khi bị xâm phạm thì có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhiều người cũng như của cả xã hội.
Ví dụ, một nhãn hiệu dùng cho sản phẩm dược bị làm giả sẽ khiến cho doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu bị mất thị phần, môi trường kinh doanh trở nên không lành mạnh, khách hàng, người tiêu dùng không mua được đúng loại thuốc mình cần và có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nếu hàng mang nhãn hiệu giả đó không có tác dụng chữa bệnh… Như thế, một hành vi xâm phạm nhãn hiệu không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho người nắm giữ quyền bị xâm phạm đó, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng khác, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội.
Điều đó có nghĩa là hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã vi phạm các quan hệ pháp luật về bảo hộ và quản lý nhà nước trong lĩnh vực SHTT, gây ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền, lợi ích của người tiêu dùng và gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội, cần phải loại trừ. Do vậy, trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định rõ, hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể bị coi là hành vi vi phạm hành chính hoặc tội phạm.

Vai trò của việc xem xét yếu tố lỗi trong xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Như đã phân tích, tuỳ tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu mà người thực hiện hành vi xâm phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính hay hình sự. Lỗi của người thực hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu tuy không phải là yếu tố bắt buộc phải chỉ ra khi xác định vụ việc xâm phạm quyền SHCN nhưng lại là căn cứ để xác định hành vi xâm phạm đã vi phạm quan hệ pháp luật do ngành luật nào điều chỉnh, từ đó xác định được nội dung, biện pháp xử lý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật Hình sự[10], lỗi cố ý là một trong những nội dung được quy định trong cấu thành tội phạm hình sự của tội xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Do vậy, xem xét ở góc độ lỗi thì chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có căn cứ chứng tỏ người này có lỗi cố ý khi thực hiện hành vi xâm phạm.
Ngoài ra, theo pháp luật và thực tiễn xét xử ở một số nước, trong một số trường hợp, việc xác định lỗi của chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm cũng có ý nghĩa quyết định làm phát sinh TNPL của chủ thể này. Lỗi cố ý là điều kiện bắt buộc phát sinh TNPL của người xâm phạm gián tiếp quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Quy định này thường được tìm thấy ở những nước công nghiệp phát triển, nơi hệ thống pháp luật về SHCN có mức độ hoàn thiện hơn, có xu hướng bảo hộ một cách chặt chẽ hơn các quyền SHCN, đặc biệt là trong xu thế phát triển của công nghệ thông tin, tình trạng xâm phạm nhãn hiệu trong môi trường mạng Internet có xu hướng gia tăng.
Luật Nhãn hiệu của Hoa Kỳ (Luật Lanham) không đề cập đến hành vi xâm phạm giúp sức và trách nhiệm gián tiếp song các toà án của Hoa Kỳ lại áp dụng những nguyên tắc tiền lệ dựa trên học thuyết về xâm phạm nhãn hiệu giúp sức cho những trường hợp xâm phạm quyền gián tiếp. TNPL cho hành vi xâm phạm nhãn hiệu và cạnh tranh không lành mạnh có thể được mở rộng không chỉ những người bán hàng hoá mang nhãn hiệu xâm phạm mà gồm cả những người giúp sức cho việc xâm phạm - những người cố ý hợp tác để thực hiện những hoạt động bất hợp pháp và có hại. Bị đơn có thể phải chịu trách nhiệm về hành vi xúi giục vi phạm nếu anh ta có chủ đích gợi ý một cách trực tiếp cho người khác vi phạm nhãn hiệu của nguyên đơn và người đó đã thực hiện hành vi vi phạm, bị đơn cũng phải chịu trách nhiệm nếu bán hàng hoá đến người khác khi biết hoặc có lý do để biết rằng người mua sẽ sử dụng hàng hoá đó vào việc trực tiếp vi phạm nhãn hiệu của nguyên đơn.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
Phạm Thị Yến Nhi

Phạm Thị Yến Nhi

https://luatcongty.vn Phạm Thị Yến Nhi một cô gái nhiệt tình, vui vẻ và yêu đời. Có niềm đam mê với việc viết lách, thích tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý khác nhau để tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân. Vì vậy rất mong muốn được chia sẽ những kiến thức mà mình học hỏi và tìm hiểu đến bạn đọc. Các bài viết của Yến Nhi trên website luatcongty.vn là những kiến thức mà Nhi muốn chia sẻ đến mọi người

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.34979 sec| 1008.172 kb