Nhượng quyền mô hình kinh doanh là một "quan hệ hợp tác kinh doanh" trong đó một đối tác sẽ cho phép đối tác còn lại sử dụng bản sao một hệ thống kinh doanh đã qua thử nghiệm thành công của mình để đổi lấy quyền lợi là phí cho phép sử dụng ban đầu và các phí cho phép sử dụng liên quan trong suốt thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Bích Phượng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại năm 2005:
"Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh".
Nhượng quyền mô hình kinh doanh có thể hiểu là một "quan hệ hợp tác kinh doanh" trong đó một đối tác sẽ cho phép đối tác còn lại sử dụng bản sao một hệ thống kinh doanh đã qua thử nghiệm thành công của mình để đổi lấy quyền lợi là phí cho phép sử dụng ban đầu và các phí cho phép sử dụng liên quan trong suốt thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
Về tiếp thị
Xúc tiến quảng bá tại địa phương hiệu quả hơn do người chủ sở hữu chi nhánh và đối tác nhận quyền có quan hệ trong cộng đồng địa phương, dễ được cộng đồng hỗ trợ.
Vì là chủ sở hữu nên đối tác nhận quyền thấu hiểu khách hàng chi nhánh, dẫn đến chủ động, sáng tạo, và hiệu quả hơn trong các hoạt động xúc tiến tại chi nhánh/ cửa hàng/thị trường.
Đối tác nhận quyền xây dựng và quản lý tốt hơn quan hệ với khách hàng trung thành tại các chi nhánh.
Doanh nghiệp nhượng quyền chỉ cần tập trung xây dựng và quảng bá thương hiệu. Việc xúc tiến từng chi nhánh sẽ do đối tác nhận quyền chịu trách nhiệm. Phân cấp marketing như vậy giúp doanh nghiệp nhượng quyền tập trung phát triển giá trị thương hiệu và doanh nghiệp.
Về tài chính
Đối tác nhận quyền có động lực cao hơn trong các vấn đề tạo doanh thu và lợi nhuận, quản lý chi phí và tồn kho do tác động trực tiếp của hiệu quả quản lý đến thu nhập cá nhân hay doanh nghiệp của mình.
Chặt chẽ trong quản lý doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, tiền mặt, tồn kho... khiến cho khả năng thành công của chi nhánh cao hơn khi đối tác nhận quyền có tài năng quản lý.
Doanh nghiệp nhượng quyền không cần đầu tư tài chính để phát triển chi nhánh. Đây là thuận lợi lớn đối Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ CÓ giới hạn về nguồn tài chính nhưng có mong muốn phát triển. Thay vào đó, họ có thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư phát triển thương hiệu của mình. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, đây là mô hình rất phù hợp.
Rủi ro đầu tư đã được chuyển từ doanh nghiệp nhượng quyền sang cho đối tác nhận quyền, do đó giảm thiểu áp lực cho doanh nghiệp nhượng quyền. Đôi khi, đối tác nhận quyền lỗ nhưng doanh nghiệp nhượng quyền vẫn hoạt động sinh lời.
Về tổ chức hành chính nhân sự
Thu hút được tài năng quản lý và năng lượng của những người có tinh thần làm chủ trong kinh doanh.
Kết nối mạng lưới cá nhân của các đối tác nhận quyền, tạo ảnh hưởng tốt hơn trong cộng đồng.
Giảm áp lực quản lý hoạt động cho doanh nghiệp nhượng quyền, nhất là khi thị trường phát triển đến những khu vực địa lý không quen thuộc.
Về đối tác mạng lưới chi nhánh
Đối tác nhận quyền hiểu biết tốt hơn về thị trường địa phương, giúp cho các vấn đề liên quan đến phát triển như xin phép, xây dựng, tiếp thị... cho chi nhánh mới dễ dàng và hiệu quả hơn.
Về hoạt động
Đối tác nhận quyền đầu tư và làm chủ chi nhánh/cửa hàng/thị trường, do đó có động cơ quản lý tốt nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn cho bản thân hoặc doanh nghiệp.
Chủ sở hữu có thể cũng là người trực tiếp tham gia vào việc điều hành hoạt động hàng ngày của chi nhánh, do đó hiểu rõ và có nhiều đề xuất sáng tạo hơn trong việc cải tiến mô hình, sản phẩm/ dịch vụ, và quy trình hoạt động.
Thuận lợi hơn về quản lý tồn kho, dự trữ hàng tồn, đầu tư tiền mặt vào hàng hóa dự trữ do việc vận hành, quản lý hàng ngày đã được chuyển sang cho đối tác nhận quyền. Ngoài ra, doanh nghiệp nhượng quyền thu được nhiều lợi nhuận phát sinh trong chuỗi cung ứng.
Về pháp lý
Rủi ro thấp về các vấn đề pháp lý do chủ sở hữu các chi nhánh khác nhau và chịu trách nhiệm độc lập.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Về tiếp thị
Rủi ro về khủng hoảng thương hiệu cao hơn khi đối tác nhận quyền hoạt động không đúng tiêu chuẩn thương hiệu.
Việc triển khai các chương trình xúc tiến mang tính đồng bộ trong cùng một địa phương, lãnh thổ hay khu vực khó khăn hơn do liên quan đến nhiều đối tác nhận quyền khác nhau.
Rủi ro về thành công của chương trình, rủi ro nhận phàn nàn của khách hàng cao hơn khi một hay vài đối tác nhận quyền do nhiều lý do khác nhau không công tác hoặc không triển khai đúng chương trình.
Về tài chính
Tính minh bạch trong việc kê khai doanh thu luôn luôn là thử thách lớn đối với mô hình nhượng quyền. Ngay cả khi doanh nghiệp nhượng quyền đầu tư hệ thống máy POS (point of sale - là hệ thống ghi nhận và bảo cáo doanh thu), rủi ro đối tác nhận quyền kê khai doanh thu thập nhằm gian lận trong việc thanh toán phí nhượng quyền là một vấn đề thường gặp trong kinh doanh nhượng quyền.
Doanh nghiệp nhượng quyền phải mất thời gian và nguồn lực giải quyết các vấn đề về công nợ giữa đối tác nhận quyền và nhà cung cấp trực tiếp cho đối tác nhận quyền khi xảy ra sự cố.
Doanh nghiệp nhượng quyền phải theo dõi và quản lý vấn đề công nợ phát sinh từ các loại phí nhượng quyền phải thu hàng tháng và hàng hóa do doanh nghiệp nhượng quyền cung cấp độc quyền.
Rủi ro về uy tín thương hiệu cao khi việc tuyển dụng và lựa chọn đối tác không hiệu quả. Đối tác nhận quyền không hiểu mô hình nhượng quyền, suy nghĩ ngắn hạn, tham lam... có thể dẫn đến việc vận hành không theo đúng tiêu chuẩn hệ thống, vô hình trung tạo rủi ro cho toàn thương hiệu.
Về tổ chức hành chính nhân sự
Vấn đề quản lý và hỗ trợ đối tác nhân quyền yêu cầu doanh nghiệp nhượng quyền phải tuyển dụng và đào tạo nhân sự cao cấp, có kiến thức, trải nghiệm để có thể kiểm soát và tư vấn đối tác. Đối với thị trường Việt Nam, nơi ngành nhượng quyền còn rất mới, nguồn nhân sự có khả năng là một thách thức lớn.
Doanh nghiệp nhượng quyền phải bỏ nhiều công sức và nguồn lực vào việc quản lý quan hệ với đối tác nhận quyền. Những vấn đề dễ nảy sinh mâu thuẫn như việc hiểu sai về vai trò, những mong muốn không hợp lý, hay cá tính thích làm chủ không tuân thủ quy định của hệ thống nhượng quyền, hoạt động kinh doanh không hiệu quả... có thể dẫn đến các sự vụ về pháp lý.
Việc thu hút nhân sự cho chi nhánh nhận quyền khó khăn hơn cho chị nhánh công ty do vấn đề cơ hội và quyền lợi.
Về phát triển mạng lưới chi nhánh
Việc phát triển hệ thống chi nhánh nhanh hay chậm tùy thuộc vào việc tìm được đối tác nhận quyền nhanh hay chậm. Tại các thị trường đang phát triển như Việt Nam, nhượng quyền là một mô hình kinh doanh mới. Do đó, tốc độ tuyển dụng và điều kiện lựa chọn đối tác nhận quyền là một thử thách nếu doanh nghiệp chọn mô hình này để phát triển.
Mô hình nhượng quyền tại Việt Nam cần được địa phương hóa, linh hoạt hơn để phát triển. Sự khác biệt cơ bản giữa hồ sơ năng lực của đối tác nhận quyền tại các nước phát triển về nhượng quyền như Mỹ, Úc, Anh không thể áp dụng 100% vào các thị trường đang phát triển như Việt Nam, Tại các nước phương Tây, đối tác nhân quyền thường là những người bước ra làm chủ từ một hệ thống công ty chuyên nghiệp với hiểu biết về quy định, hệ thống, tiêu chuẩn, Tại các nước đang phát triển, đối tác nhận quyền có thể là những người có nguồn vốn nhàn rỗi nhưng không có kinh nghiệm hoặc không muốn trực tiếp quản lý. Do đó, doanh nghiệp nhượng quyền cần phải thay đổi hình thức tiếp cận và đưa ra những lựa chọn đầu tư khác nhau cho đối tác nhận quyền.
Về hoạt động
Trong hệ thống nhượng quyền, đối tác nhận quyền được doanh nghiệp nhượng quyền huấn luyện trước khi mở chi nhánh và có nhiệm vụ huấn luyện lại cho đội ngũ nhân viên khi cần. Tuy nhiên, đối tác nhận quyền đôi khi không huấn luyện hoặc huấn luyện không đủ cho nhân viên mới khi có thay đổi nhân sự, đôi khi dựa vào nhân viên cũ để huấn luyện nhân viên mới theo hình thức dạy kèm (buddy system) nhưng lại thiếu tính hệ thống, thiếu tiêu chuẩn huấn luyện, do đó kỹ năng và tiêu chuẩn hoạt động của chi nhánh có thể ngày càng đi xuống.
Do thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của thương hiệu và hệ thống hoặc do lòng tham, nếp suy nghĩ ngắn hạn, đối tác nhận quyền có thể không tuân thủ quy định của doanh nghiệp nhượng quyền bằng cách sử dụng nguyên vật liệu hay nhà cung cấp không được phê chuẩn, thay đổi công thức sản phẩm, giảm bớt dịch vụ... nhằm cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận nhưng làm giảm tiêu chuẩn chất lượng, phá vỡ cam kết của thương hiệu đối với khách hàng, gây rủi ro cho toàn hệ thống.
Về pháp lý
Bất kỳ hệ thống nhượng quyền nào cũng có rủi ro về tranh chấp giữa doanh nghiệp nhượng quyền và đối tác nhận quyền. Ngoài việc phải đầu từ nguồn lực để phòng ngừa, giải quyết tranh chấp, doanh nghiệp nhượng quyền cũng phải đầu tư kế hoạch quản lý rủi ro, bảo vệ thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng khi xảy ra sự cố.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm