Phân biệt hoạt động đấu thầu mua sắm với đấu giá hàng hóa, dịch vụ

0
263
phát sinh doanh thu
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Đánh giá post

Trên thực tế, cần  phân  biệt  hoạt  động  đấu  thầu  mua  sắm  và  hoạt  động  đấu  giá hàng hóa, dịch vụ vì chúng có nhiều điểm khác nhau, nhưng cũng có lúc bị hiểu lẫn lộn như một khái niệm.

Về bản chất

Đấu thầu là hoạt động mua. Trong đấu thầu, bên chủ động tổ chức cuộc thầu bên mời thầu là người mua hàng hóa, dịch vụ, công trình từ các nhà thầu. Bên mời thầu chủ động tổ chức hoạt động đấu thầu nhằm mua được hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, giá cả tốt nhất, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và tiến độ đề ra.

Đấu giá là hoạt động  bán. Trong đấu giá, bên chủ động tổ chức phiên đấu giá nhằm bán được hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cao nhất có thể.

Xem thêm: Quy định pháp luật về bảo đảm dự thầu để thực hiện hợp đồng

Đối tượng bán

Trong đấu thầu, đối tượng chào bán của nhà thầu là chỉ có trên hồ sơ và bên mời thầu chỉ kiểm tra được sản phẩm định mua sau khi nhà thầu thực hiện hợp đồng đã ký.

Trong đấu giá, đối tượng bán là rõ ràng, người mua có thể kiểm tra, đánh giá trước khi đưa ra giá mua.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế

Giá cả

Đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá (trừ trường hợp đặc biệt), được gọi là giá gói thầu hay dự toán. Bên mời thầu (bên mua) mua hàng hóa, dịch vụ của người bán (nhà thầu) đảm bảo yêu cầu nhưng trong giới hạn về nguồn lực tài chính của họ, nhà thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài chính của chủ thể, thì dù có tốt đến mấy thì cũng không thể trúng thầu vì vượt khả  năng  thanh  toán  của  bên mời thầu.  Nhà  thầu  nào  đáp  ứng  các  yêu  cầu  của bên mời thầu mà có giá bán càng thấp (tính trên một mặt bằng chi phí ) thì sẽ có cơ hội chiến thắng.

Đấu giá cần thiết phải khống chế giá thấp nhất khi các bên tham gia đặt giá, được gọi là giá sàn. Sở dĩ như vậy là vì giá mà các bên tham gia đưa ra phải đủ bù đắp những chi phí giới hạn của chủ thể. Ai đưa ra giá cao hơn sẽ là người chiến thắng trong phiên đấu giá.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here