Một số vấn đề về quản trị rủi ro doanh nghiệp hiện nay

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 20/09/2021
view 504
comment-forum-solid 0

Rủi ro là điều tất yếu xuất hiện trong quá trình hoạt động và phát triển của tất cả các Doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động quản trị doanh nghiệp về rủi ro là một hoạt động không thể thiếu trong kế hoạch quản trị của các Doanh nghiệp nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro, tránh thiệt hại về tài sản cũng như ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Trần Thị Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quản trị rủi ro Doanh nghiệp là gì?

Rủi ro là một sự kiện không chắc chắn, mà nếu nó xảy ra có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các mục tiêu của Doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống được thực hiện bởi Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành, chuyên gia tài chính... nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công của Doanh nghiệp.

Các vấn đề cần quản trị rủi ro doanh nghiệp bao gồm: Rủi ro chiến lược; Rủi ro cạnh tranh; Rủi ro từ nền kinh tế; Rủi ro hoạt động; Rủi ro pháp lý; Rủi ro tuân thủ; Rủi ro danh tiếng; Rủi Ro tín dụng; Rủi ro tỷ giá; Rủi ro lãi xuất; Rủi ro chính trị...

Và các rủi ro khác trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển hiện nay.

Quy trình quản trị rủi ro Doanh nghiệp

Bước 1: Xác định bối cảnh liên quan

quản trị rủi ro doanh nghiệp

Trước tiên, khi muốn biết những rủi ro mình phải đối mặt để quản trị là gì thì Doanh nghiệp cần phải xác định được bối cảnh liên quan. Các bối cảnh liên quan ở đây bao gồm:

(i) Các yếu tố bên ngoài như điều kiện kinh tế thị trường, bối cảnh xã hội... (ii) Các yếu tố bên trong của Doanh nghiệp như: văn hóa công ty, khả năng quản lý của lãnh đạo công ty và chất lượng nguồn nhân lực...

Bước 2: Xác định rủi ro

quản trị rủi ro doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Từ những bối cảnh liên quan đã được thiết lập, Doanh nghiệp phải tiến hành xác định các rủi ro cần quản trị tương ứng với bối cảnh liên quan. Có thể thực hiện một cuộc điều tra, khảo sát từ những người liên quan và lắng nghe ý kiến của họ để khẳng định lại một lần nữa những rủi ro cần quản trị đã đặt ra.

Đặc biệt là không được bỏ sót bất kì rủi ro nào trong quá trình quản trị dù là các rủi ro nhỏ nhất để quá trình quản trị rủi ro được hiệu quả nhất có thể.

Bước 3: Phân tích và đánh giá rủi ro

quản trị rủi ro doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Từ những rủi ro cần quản trị đã được xác định, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích từng rủi ro một. Phân tích tất cả các khía cạnh của từng rủi ro như: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà rủi ro mang lại. Phân tích các quy trình liên quan và đặt ra các tình huống giả định để tiến hành đánh giá rủi ro.

Đánh giá rủi ro cần quản trị dựa trên mức độ nghiêm trọng tiềm tàng của tổn thất và số lần chúng xảy ra, đó là xác suất xảy ra. Tùy thuộc tình hình mà cân nhắc sử dụng phương pháp đánh giá theo định tính (sử dụng ma trận dạng bảng với mỗi cột là 1 yếu tố với các mức độ khác nhau của từng yếu tố) hay định lượng (sử dụng chấm điểm và trọng số tương ứng cho từng yếu tố).

Bước 4: Xếp hạng và tiếp tục giám sát rủi ro

quản trị rủi ro doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Từ những phân tích và đánh giá rủi ro cần quản trị, Doanh nghiệp tiến hành xếp hạng những rủi ro nào cần được ưu tiên cần phân bổ nguồn lực hữu hạn (thời gian, con người, chi phí) để quản trị xử lý. Tiếp đến là những rủi ro nào cho vào sanh sách quản trị xử lý sau và những rui ro nào chỉ cần theo dõi quản trị mà không cần phải xử lý.

Bước 5: Xử lý rủi ro tiềm năng

quản trị rủi ro doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Đây là bước được gọi là vạch ra kế hoạch quản trị ứng phó rủi ro. Từ những rủi ro được xếp hạng cao nhất nhìn nhận và đưa ra kế hoạch quản trị xử lý hoặc sửa đổi các rủi ro này để đạt được mức rủi ro chấp nhận được hoặc xóa bỏ sự tồn tại của rủi ro ra khỏi hoạt động của Doanh nghiệp. Luôn luôn đặt ra câu hỏi "Làm thế nào bạn có thể giảm thiểu xác suất rủi ro tiêu cực cũng như tăng cường các cơ hội?" và từ đó tạo ra các chiến lược quản trị giảm thiểu rủi ro, kế hoạch quản trị phòng ngừa và kế hoạch quản trị dự phòng trong bước này.

Bước 6: Giám sát rủi ro

quản trị rủi ro doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Bên cạnh việc quản trị xử lý các rủi ro, Doanh nghiệp phải đồng thời giám sát chúng. Mặc dù các rủi ro có bị suy giảm hay biến mất sau quá trình quản trị xử lý thì cơ hội nó quay lại là rất lớn.

  • Tiếp tục theo dõi các rủi ro cần quản trị đã được xác định để xem có những biến đổi gì hay không.
  • Đánh giá việc thực hiện các phương án quản trị xử lý đối với các rủi ro nghiêm trọng, đánh giá mức độ rủi ro còn lại sau khi thực hiện các phương án quản trị xử lý xem có ở mức thấp chấp nhận được không? Có phù hợp với khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp không?
  • Tiếp tục rà soát và đánh giá các rủi ro mới.

Bước 7: Tạo lập và thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro

[caption id="attachment_45006" align="aligncenter" width="2000"]quản trị rủi ro doanh nghiệp Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198[/caption]

Từ các bước tiền đề, quan trọng nhất là Doanh nghiệp phải vạch ra kế hoạch quản trị cụ thể để quyết định sự kết hợp các phương pháp khác nhau có thể được sử dụng cho mọi rủi ro riêng lẻ cần được quản trị. Kế hoạch quản trị được tạo ra và trình lên các cấp quản lý của Doanh nghiệp để cho ý kiến và thông qua.

Một kế hoạch quản trị tốt là kế hoạch chứa một lịch trình để thực hiện kế hoạch và những người chịu trách nhiệm thực hiện một phần cụ thể của kế hoạch quản trị. Phải đảm bảo rằng kế hoạch quản trị rủi ro được kiểm soát an ninh và được đo lường hiệu quả.

Sau khi kế hoạch quản trị rủi ro đã được kiểm tra một cách chặc chẽ và thông qua, Doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện kế hoạch quản trị một cách nhanh chóng và đồng bộ. Kế hoạch quản trị sẽ được phổ biến từ lãnh đạo đến bộ phận nhân viên để hạn chế tốt nhất các rủi ro trong doanh nghiệp.

Một trong những biện pháp để chống lại những rủi ro cần quản trị đã đặt ra một cách tốt nhất hiện nay có thể kể đến việc mua các chính sách bảo hiểm. Các chính sách này giúp giảm thiểu ít nhất tác động rủi ro và tránh gánh nặng lên doanh nghiệp. Hầu như tất cả các rủi ro có thể tránh được mà không ảnh hưởng đến mục tiêu của Doanh nghiệp nhờ các chính sách bảo hiểm.

Bước 8: Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch quản trị rủi ro

[caption id="attachment_44949" align="alignnone" width="800"]quản trị rủi ro doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198[/caption]

Không có kế hoạch quản trị nào khi mới đề ra là hoàn hảo nhất, vì trong quá trình thực hiện sẽ luôn luôn vấp phải những khó khăn và sai lầm nhất định. Ngoài ra, sự phát triển của xã hội và nền kinh tế là không ngừng, chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều thay đổi mới và sẽ tạo ra nhiều rủi ro cần quản trị mới cho Doanh nghiệp. Dựa vào tình hình thực tế kết hợp với các sai lầm mắc phải, Doanh nghiệp sẽ rút ra các kinh nghiệm và hoàn thiện kế hoạch quản trị rủi ro lâu dài của mình.

Bước 9: Lưu trữ làm tài liệu quản trị phòng ngừa rủi ro

Tất cả quá trình quy trình thực hiện quản trị rủi ro Doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại cần được lưu lại để làm tài liệu giúp các nhà quản lý dự án theo dõi rủi ro đã quản trị và đang tiếp diễn từ quá khứ, những rủi ro cần quản trị mới nổi và những rủi ro tiềm tàng nào sẽ xảy ra ở tương lai.

Những tài liệu này giúp quá trình trình theo dõi, báo cáo, truyền đạt những rủi ro khi thực hiện mục tiêu của Doanh nghiệp được nhanh gọn và có kết cấu hơn.

[caption id="attachment_47315" align="alignnone" width="800"]Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Trần Thị Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198[/caption] Xem thêm Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ để có kiến kiến thức bổ ích cho các Doanh nghiệp mới thành lập.

Áp dụng pháp luật vào quản trị doanh nghiệp

Pháp luật Việt nam có hệ thống các quy định về quản trị Doanh nghiệp được đề cập tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt là Luật Doanh nghiệp năm 2020 có thấy sự tiến bộ rõ rệt và là trung tâm chi phối hầu hết các vấn đề quản trị Doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 với mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý về tổ chức quản trị Doanh nghiệp đạt chuẩn mực của thông lệ tốt, phổ biến ở khu vực và quốc tế và tăng cường bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông. Cụ thể, là mở rộng phạm vi quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cổ đông bảo vệ lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp; Giảm yêu cầu điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 10% xuống 5% để cổ đông thực hiện quyền quan trọng về tiếp cận thông tin về hoạt động công ty, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông; Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cổ đông thực hiện quyền khởi kiện người quản lý khi phát hiện có sự lạm quyền gây ảnh hưởng đến công ty.

Thực tiễn qua hằng năm cho thấy, những rủi ro cần quản trị của doanh nghiệp diễn ra ngày càng nhiều. Lấy ví dụ như vụ án với câu nói nổi tiếng "tiền nhiều để làm gì" của tập đoàn Cafe Trung Nguyên cho thấy những rủi ro có thể xuất phát từ chính nội bộ gia đình dẫn đến tranh chấp trong doanh nghiệp gây suy yếu hoạt động Doanh nghiệp. Chính vì vậy, sự thay đổi của luật Doanh nghiệp năm 2020 là hướng tới thúc đẩy Doanh nghiệp, góp phần xây dựng Doanh nghiệp lớn mạnh về chất.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã sửa đổi nhiều quy định về Doanh nghiệp có sở hữu nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực quản trị như: tăng mức độ kiểm soát tập quyền, chống xung đột lợi ích và bảo đảm tính minh bạch hóa trong hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước, bổ sung quy định để mở rộng phạm vi đối tượng, người có liên quan (bao gồm thêm đối tượng: con rể, con dâu, anh em bên chồng) trong cơ cấu quản trị và kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi; bổ sung quy định công khai hóa thông tin của doanh nghiệp… Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020, đã bổ sung quy định về Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.

Bên cạnh đó, quản trị doanh nghiệp còn được quy định trong các văn bản khác như:

Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản trị Doanh nghiệp nhà nước đã chỉ rõ các quan điểm chỉ đạo: Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của Doanh nghiệp nhà nước.

Các luật chuyên ngành như: Luật tổ chức tín dụng 2010, luật kiểm toán độc lập 2011, pháp luật chứng khoán, luật kinh doanh bảo hiểm,...

Mời các bạn tham khảo để phân biệt Quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh khác nhau như thế nào?

Dịch vụ tư vấn thường xuyên của Everest

Công ty Luật TNHH Everest định hướng trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý trực tuyến hàng đầu Việt Nam, thực hiện sứ mệnh: để người Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ pháp lý.

Công ty Luật TNHH Everest hoạt động trên khắp cả nước với 3 văn phòng chính tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chính Minh, Quảng Ninh. Có tổng cộng hơn 10 website tư vấn luật với rất nhiều bài viết phân tích pháp luật bổ ích. Hoạt động hỗ trợ tư vấn thường xuyên và liên tục 24/24 giúp bạn đọc được hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Với đội ngũ nhân viên tư vấn pháp lý gồm gần 30 Luật sư cao cấp, Luật sư và Chuyên viên pháp lý, kếp hợp kiến thức với sự nhiệt huyết, kinh nghiệm với sự sáng tạo, sự tinh tế xen lẫn am hiểu luật pháp một cách mãnh liệt, để mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng. Đảm bảo cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín nhất.

Với phạm vi hành nghề rộng và lĩnh vực chuyên sâu, Công ty Luật TNHH Everest có thể hỗ trợ hoạt động giao dịch và giải quyết tranh chấp của khách hàng trong – ngoài nước và đối tác kinh doanh một cách hiệu quả, nhanh chóng. Luôn hỗ trợ khách hàng mọi lúc – mọi nơi!

Đặc biệt và vấn đề quản trị Doanh nghiệp nới chung và quản trị rủi ro Doanh nghiệp nói riêng thì Everest luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng những phương án hiệu quả nhất có thể.

Everest hy vọng với tất cả kiến thức pháp luật và sự tần tình có được sẽ mạng lại giá trị tốt nhất cho người sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tại đây.

Mời các bạn tham khảo thêm nhiều bài viết bổ ích về tư vấn pháp luật tại Luật Doanh nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.49889 sec| 1079.539 kb