Một doanh nghiệp sau khi thành lập muốn tồn tại lâu dài ngoài việc phải tuân thủ quy định pháp luật trong luật doanh nghiệp, còn phải thực hiện hiệu quả 2 công tác đó là "Quản trị doanh nghiệp" và "Quản trị kinh doanh" đồng thời phải phân biệt rõ ràng giữa 2 công tác quản trị này để thực hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Quản trị doanh nghiệp là những cơ chế, quy định mà thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Về cơ bản, các quy định này đặt ra để đảm bảo cân bằng quyền, lợi ích của đồng thời xác định trách nhiệm của các bên liên quan như cổ đông, ban điều hành, người quản lý, khách hàng, chính phủ và cộng đồng, kế toán...
Quản trị doanh nghiệp nhằm đưa ra các nguyên tắc để đạt được mục tiêu kinh doanh được đề ra của công ty. Đây là một quá trình hoạt động liên tục, có tổ chức, có kế hoạch của chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng để tiến hành kinh doanh, kiểm soát nội bộ và công bố thông tin công ty.
Quản trị kinh doanh là tập hợp các hoạt động có liên quan và tương tác mà một chủ thể kinh doanh tác động lên tập thể những người lao động trong doanh nghiệp để sử dụng một cách tốt nhất mọi nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ kinh doanh. Học quản trị bạn có thể tìm hiểu thêm bên dưới.
Tiêu chí | Quản trị doanh nghiệp | Quản trị kinh doanh |
Phạm vi quản trị | Một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. Bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty như các cổ đông, Ban giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội. | Quản trị kinh doanh bao gồm cả hoạt động quản trị doanh nghiệp và quản lý công ty; Là việc thực hiện hoặc quản lý hoạt động kinh doanh và ra quyết định cũng như tổ chức hiệu quả con người và các nguồn lực khác để chỉ đạo các hoạt động hướng tới các mục tiêu chung. Nói chung, quản trị đề cập đến chức năng quản lý rộng hơn, bao gồm các dịch vụ tài chính, nhân sự và dịch vụ có liên quan. |
Đối tượng | Các quy định của Quản trị doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Ban giám đốc, chứ không liên quan đến việc điều hành công việc hàng ngày của công ty. | Các quy định tác động lên tất cả thành viên trong công ty, đặc biệt là tập thể người lao động chứ không dành riêng cho một bộ phận nào cả. |
Đặc điểm | Cơ chế này được xây dựng và liên tục cải tiến vì nhu cầu bức bách đối với sức khỏe của công ty và sự lành mạnh của xã hội nói chung. | Hoạt động quản trị kinh doanh được xác định bởi chủ thể bao gồm chủ sở hữu và người điều hành. Hoạt động quản trị kinh doanh mang tính liên tục. Hoạt động quản trị kinh doanh mang tính tổng hợp và phức tạp. Hoạt động quản trị kinh doanh luôn gắn với môi trường và được đòi hỏi là phải luôn thích ứng với sự biến đổi của môi trường. |
Nguyên tắc cơ bản | Nguyên tắc hoạch định chiến lượt rõ ràng cụ thể Nguyên tắc chuyên môn hóa, phân công lao động Nguyên tắc thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng Nguyên tắc kỷ luật Nguyên tắc thống nhất về mệnh lệnh và đường lối Nguyên tắc lợi ích chung đặt lên trên hết Nguyên tắc thù lao, kiểm soát tài chính, tập trung hóa, trật tự, sự công bằng, sáng kiến và tinh thần đoàn kết. | Nguyên tắc tuân thủ pháp luật và các thông lệ kinh doanh Nguyên tắc định hướng khách hàng Nguyên tắc định hướng mục tiêu Nguyên tắc ngoại lệ Nguyên tắc chuyên môn hóa Nguyên tắc hiệu quả Nguyên tắc dung hòa lợi ích |
Mục đích | đảm bảo cân bằng quyền, lợi ích của đồng thời xác định trách nhiệm của các bên liên quan như cổ đông, ban điều hành, người quản lý, khách hàng, chính phủ và cộng đồng, nghiệp ... | Đảm bảo thực hiện khối lượng công việc. Đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển vững chắc trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. |
Tóm lại, dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đều phải thực hiện "Quản trị kinh doanh" và "quản trị doanh nghiệp".
Xem thêm bài viết Quản trị rủi ro doanh nghiệp để có thêm kiến thức về những rủi ro hay gặp phải trong doanh nghiệp và cách khắc phục và quản trị kinh doanh khác nhau
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm