Quản trị doanh nghiệp - phương thức vận hành doanh nghiệp hiệu quả

view 1016
comment-forum-solid 0

Quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp xuất phát từ việc quản trị doanh nghiệp và là yếu tố tất yếu của công ty. Vì vậy, phương thức quản trị doanh nghiệp vận hành vào doanh nghiệp như thế nào để đạt được hiệu quả cao?

Quản trị doanh nghiệp - phương thức vận hành doanh nghiệp hiệu quả Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là các quy tắc, quy định, cơ chế mà thông qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát.

Quản trị doanh nghiệp được đặt ra nhằm tạo sự cân bằng lợi ích giữa các bên trong mối quan hệ doanh nghiệp.

Chức năng quản trị doanh nghiệp

Chức năng hoạch định kế hoạch.

Là chức năng cơ bản trong quản trị. Hoạch định kế hoạch là tìm ra định hướng cho doanh nghiệp, đồng thời xây dựng mục tiêu, kế hoạch, trách nhiệm của các bên liên quan, các công việc chi tiết được thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian sẵn có, các điều kiện để hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra.

Chức năng tổ chức.

Tổ chức trong doanh nghiệp bao gồm tổ chức bộ máy và sắp xếp công việc cho nguồn lực công ty. Mở rộng hơn, tổ chức còn bao gồm việc xây dựng và ban hành các chính sách, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo

Đây là chức năng chủ chốt của doanh nghiệp nhằm quyết định các chính sách của công ty, quản trị việc vận hành, quản lý hoạt động công ty, đưa ra những khuyến khích tới nhân viên.

Chức năng kiểm tra kiểm soát và ra các quyết định

Nhằm giảm thiểu các quản trị rủi ro doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, quản trị kinh doanh còn đỏi hỏi phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, kiểm soát các hoạt động để từ đó nắm được tình hình hoạt động thực tế đang diễn ra. Và trong những trường hợp bất khả kháng hay vấn đề quan trọng, công việc quản trị yêu cầu đưa ra các quyết định nhanh chóng, phù hợp để không gián đoạn tới hoạt động kinh doanh.

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Nguyên tắc hoạch định chiến lược rõ ràng, cụ thể

Việc hoạch định được chiến lược chi tiết, cụ thể sẽ giúp cấp quản lý cũng như nhân viên xác định được kế hoạch của công ty, theo dõi và bám sát vào kế hoạch đã được đề ra để thực hiện và làm tốt công việc của mình cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Nguyên tắc chuyên môn hóa, phân công lao động

Mỗi công việc, nhiệm vụ đòi hỏi trình độ của nguồn lao động là khác nhau và những người lao động sẽ không thể thực hiện được tất cả các giai đoạn công việc. Nên trong quá trình làm việc, cần phân chia những giai đoạn công việc, các bước công việc và phân chia cho nhân công hay nhóm nhân công thực hiện. Việc phân công các giai đoạn sẽ giúp cho chu trình công việc diễn ra suôn sẻ và hiệu quả làm việc cao hơn.

Nguyên tắc thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng

Khi họ nhận được thẩm quyền xem xét và ra quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, đồng thời họ sẽ phải gánh trách nhiệm của vấn đề ấy. Việc đi đôi với 2 cụm từ "thẩm quyền" và "trách nhiệm" sẽ giúp cho việc quản trị doanh nghiệp không bị lạm quyền, không có hiệu quả trong việc đưa ra quyết định mà khi đưa ra các quyết định thì người đó sẽ phải tính toán đến trách nhiệm mà bản thân phải nhận.

Nguyên tắc kỷ luật

Một tổ chức không có kỷ luật thì sẽ khó mà hoạt động và phát triển, doanh nghiệp cũng vậy. Để các cán bộ cấp quản lý và nhân viên nghiêm túc thực hiện các công việc của mình được giao và không bị phân biệt đối xử trong công ty thì quản trị doanh nghiệp cần đưa ra những quy định kỷ luật. Vì khi các quy định kỷ luật đi vào hiệu lực và được thực hiện trong doanh nghiệp, mọi người sẽ phải tuân thủ để tránh bị kỷ luật và từ đó hiệu quả năng suất của công ty cũng được đẩy cao.

Tham khảo thêm các thông tin khác liên quan đến Tài chính doanh nghiệp

Thống nhất về mệnh lệnh, về đường lối

Doanh nghiệp phải đồng nhất một hệ thống, một mục tiêu và một bộ quy tắc cố định vì nếu có quá nhiều đường lối, quyết định được đưa ra mà không có sự thống nhất thì công ty sẽ không có được mục tiêu để phát triển, không thu được lợi nhuận cho công ty. Chính vì thế, thống nhất về đường lối sẽ giúp nhân viên có hướng làm việc.

Lợi ích chung được đặt lên trên và thù lao 

Để công ty càng ngày càng phát triển và đạt được lợi nhuận lớn thì mọi người trong công ty phải đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên để thực hiện. Vì nếu có sự xuất hiện của lợi ích cá nhân thì lợi ích chung của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và tác động tới lợi ích của những cá nhân khác, từ đó kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp trả cho nhân viên ức thù lao xứng đáng với năng lực của họ, đã góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc cho mục tiêu chung của công ty.

Kiểm soát tài chính

Việc quản lý tài chính là tiền đề để thúc đẩy những kế hoạch phát triển khác của công ty,. Nhằm kiểm soát tốt tài chính doanh nghiệp tránh trường hợp chi lớn hơn thu, doanh nghiệp cần thu thập, tổng hợp và phân tích báo cáo tài chính, dữ liệu về thu chi, ngân sách,... của công ty theo kỳ, quý và năm.

Ngoài ra, quản trị doanh nghiệp còn có những nguyên tắc như: trật tự, tinh thần đoàn kết, sự công bằng, sáng kiến và tập trung hóa nhằm tạo ra một bộ quy tắc cho công ty vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh khác nhau như thế nào?

Quản trị doanh nghiệp - phương thức vận hành doanh nghiệp hiệu quả Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quản trị doanh nghiệp 4.0

Trong thời đại công nghệ số, ứng dụng công nghệ đi vào đời sống càng nhanh thì quản trị doanh nghiệp cần đòi hỏi phải nâng cao năng lực của bản thân như quản trị chiến lực, nhân sự, marketing,... để không bị thụt lùi so với các công ty khác.

Việc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chóng thì quản trị doanh nghiệp còn đối mặt với sự cạnh tranh - cạnh tranh về thị trường khi mà các start-up chiếm lĩnh một thị phần không hề nhỏ, cạnh tranh về sự bùng nổ của công nghệ. Nếu nhà quản trị không thay đổi về cách thức quản trị, định hướng của doanh nghiệp, nghiên cứu về thị hiếu,... thì thị phần của doanh nghiệp sẽ bị giảm. Đáng chú ý tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều trở ngại nếu không thay đổi.

Nhà quản trị cần nghiên cứu, đầu tư phát triển các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng, theo xu hướng công nghệ 4.0 và tạo dựng cho doanh nghiệp một hình ảnh ấn tượng. Ngoài ra việc thay đổi cách thức quản trị cho phù hợp cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình doanh nghiệp phát triển.

Một số câu hỏi về quản trị doanh nghiệp

Hệ thống quản trị doanh nghiệp là gì?

Hệ thống quản trị doanh nghiệp là hiện thực các chiến lược, quy định, chính sách, quy trình, hướng dẫn, quy trình thủ tục được thực hiện trong việc triển khai các kế hoạch và các hoạt động quả lý khác thông qua bộ công cụ.

Ví dụ về quản trị doanh nghiệp?

Khi bùng nổ đại dịch Covid-19, các nhà quản trị sẽ dành nhiều thời gian tìm hiểu về cách thức hoạt động khác để không bị ảnh hưởng quá nhiều từ đại dịch

Quản trị công ty, quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Với xu hướng phát triển như ngày nay việc quản trị doanh nghiệp là việc không thể thiếu cách quản trị rất quan trọng thể hiện việc công ty của bạn có phát triển lên hay không do đó việc sử dụng phầm mềm để quản trị cũng là một trong những cách tối ưu. Quản trị doanh nghiệp là một trong những hình thức thực hiện mục tiêu đề ra nghĩa là việc thuẹc hiện các hoạt động một cách hiệu quả và liên tục. Việc quản trị phải thực hiện trên cơ chế quy định mà thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Các cơ cấu quản trị khác nhau quản trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp cân bằng được lợi ích cho nhiều bên liên quan có thể dựa vào quản trị để đạt được mục tiêu của công ty thông ưua sự kiểm soát nội bộ.

Quy tắc quản trị doanh nghiệp

Cần phải chuyên môn hóa và viết cách phân công lao nguyên tắc này không chỉ khẳng định sự phân bổ công việc và chuyên môn hóa từng bước làm trong một chu trình mà nó còn sẽ kéo theo sự chuyên môn hóa trong kỹ năng và hiểu biết nghề nghiệp, ngoài ra còn thúc đẩy tính tập trung và hiệu quả công việc của người lao động và doanh nghiệp. Xem thêm các bài viết luật doanh nghiệp

Khái niệm quản trị theo tiếng anh là gì?

Quản trị công ty tiếng anh là quản trị công ty hay quản lý công ty. Ngoài ra, quản trị công ty của Anh cũng được định nghĩa như sau: Quản trị công ty là các quy định, quy chế, luật lệ mà doanh nghiệp sử dụng để vận hành và kiểm soát mọi hoạt động bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Về cơ bản, quản trị công ty là việc thực hiện các công việc cân bằng lợi ích của cổ đông, thành viên công ty, người quản lý, nhà đầu tư, khách hàng và cộng đồng. Quản trị công ty cũng đặt ra các quy tắc để đạt được các mục tiêu của công ty, bao gồm tất cả các lĩnh vực quản lý từ lập kế hoạch đến kiểm soát quá trình và đo lường hiệu suất. Thông thường, các công ty sẽ có một ủy ban quản lý riêng hoặc chỉ định một số người chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản trị công ty. phần mềm quản lý doanh nghiệp là gì? chức năng dn? Loại máy quản lý đào tại chương trình hội đồng quản trị bán hàng thiết kế cho doanh nghiệp?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Luật sư Nguyễn Thị Mai

Luật sư Nguyễn Thị Mai

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-mai Luật Sư Nguyễn Thị Mai là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19610 sec| 1047.25 kb