Nội dung bài viết [Ẩn]
Tổ chức tín dụng cần ban hành các quy định nội bộ để đảm bảo hoạt động. Vậy pháp luật có những quy định như thế nào về quy định nội bộ này?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Căn cứ pháp lý:
Luật tổ chức tín dụng năm 2010
Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
Thông tư 36/2014/TT-NHNN
Tổ chức tín dụng phải ban hành các quy định nội bộ sau đây:
Quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích;
Quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro;
Quy định về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu;
Quy định về quản lý thanh khoản, trong đó có các thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản;
Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng;
Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
Quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
Quy định về quy trình, thủ tục, bao gồm cả nguyên tắc nhận biết khách hàng để bảo đảm ngăn ngừa việc tổ chức tín dụng bị lạm dụng cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác;
Quy định về phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp.
Tổ chức tín dụng phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước các quy định nội bộ ngay sau khi ban hành.
Nội dung cần phải có bao gồm:
Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan, chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan, quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan;
Quy định về việc phân tán rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng; phương pháp theo dõi, quản lý và việc phê duyệt, quyết định cấp tín dụng;
Nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro cấp tín dụng đối với các đối tượng khách hàng, lĩnh vực mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ưu tiên hoặc hạn chế cấp tín dụng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hằng năm;
Việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ)
Quy định các điều kiện, quy trình để quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu.
Nội dung chính cần phải có bao gồm:
Quy định về cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý đối với tỷ lệ an toàn vốn;
Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin về rủi ro để tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn;
Các quy định về quản lý cơ cấu vốn tự có và tài sản phải đánh giá được
Nội dung chính cần phải có bao gồm:
Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
Quy trình, thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn tài sản Có, tài sản Nợ trên cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;
Các nguyên tắc, chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo và trao đổi thông tin rủi ro về khả năng chi trả, thanh khoản; các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh khoản và các phương án xử lý;
Kế hoạch và biện pháp nắm giữ các loại giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao;
Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản;
Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản, trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi trả, tính thanh khoản có thể xảy ra.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm