Hoạt động niêm yết là hoạt động nhằm xác định, kiểm tra và chấp nhận một tổ chức phát hành đủ điều kiện đưa vào giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán (SGDCK).
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Đối với tổ chức phát hành:
Nâng uy tín kinh doanh của tổ chức phát hành trong giới kinh doanh và tăng độ tín nhiệm đối với nhà đầu tư do minh bạch các thông tin về công ty.
Nâng cao tính thanh khoản của chứng khoán tạo thuận lợi cho chuyển nhượng.
Giúp định giá thị trường của chứng khoán
Được hưởng ưu đãi về thuế.
Đối với sở giao dịch:
Tăng uy tín của sở giao dịch
Làm tăng khối lượng giao dịch
Tăng nguồn thu của sở
Đối với công ty chứng khoán
Giao dịch liên quan đến công ty tăng lên
Tạo nguồn thu từ cung cấp dịch vụ mua bán chứng khoán
Đối với nhà nước:
Hỗ trợ cho thực hiện chính sách phát triển kinh tế
Thực hiện chủ trương đảm bảo công bằng, công khai minh bạch trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Đối với nhà đầu tư:
Bảo đảm độ tin cậy đối với công ty khi quyết định đầu tư
Hạn chế rủi ro do chứng khoán được quản lý.
Điều 6, Luật chứng khoán 2006 có đưa ra định nghĩa về niêm yết chứng khoán; theo đó, niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Đăng ký niêm yết là việc các công ty làm thủ tục trình lên SGDCK để được chào bán chứng khoán rộng rãi ra công chúng. Theo đó, đây là giai đoạn đưa các chứng khoán đủ tiêu chuẩn vào đăng ký cũng như giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung. Để có thể được niêm yết thì công ty phát hành cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở giao dịch chứng khoán đặt ra. Mỗi Sở giao dịch đều có những điều kiện khác nhau để đảm bảo an toàn hoạt động và phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
Để được lên sàn chứng khoán doanh nghiệp phải qua một quá trình xét duyệt và thẩm định chặt chẽ từ sở giao dịch chứng khoán. Quy trình đó được quy định tại Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán do bộ Tài Chính ban hành.
Công ty niêm yết có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ (năm, bán niên, quý);
Thông tin tức thời và thông tin theo yêu cầu của SGDCK trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên SGDCK các thiết bị đầu cuối và tại trụ sở của tổ chức niêm yết. Công ty niêm yết phải nộp báo cáo cho SGDCK theo đúng thời hạn, nội dung bản báo cáo nộp cho SGDCK phải bao gồm một số hoạt động hay sự kiện nhất định trong việc quản lý và điều hành kinh doanh.
Báo cáo phải thỏa mãn các yêu cầu quy định của SGDCK trong việc thực hiện chức năng tự quản. Chức năng đó bao gồm việc đảm bảo cung cấp các chứng khoán của công ty để cho thị trường hoạt động một cách công bằng và hiệu quả.
Công ty niêm yết phải đệ trình cho SGDCK bản báo cáo về các vấn đề:
Các vấn đề gây tác động nghiêm trọng đến giá cả chứng khoán;
Các vấn đề gây tác động gián tiếp đến giá cả chứng khoán;
Các vấn đề gây tác động không đáng kể đến giá cả chứng khoán nhưng lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc quyết định đầu tư. Hai nhóm đầu liên quan đến quy định về nghĩa vụ công bố thông tin; nhóm thứ ba liên quan đến quy định về nghĩa vụ báo cáo trong quy định về niêm yết. Các vấn đề phải báo cáo lên SGDCK có liên quan đến việc quản lý các cổ phiếu niêm yết bao gồm:
Cuộc họp đại hội đồng cổ đông gồm: ngày họp, ngày đóng sổ chuyển nhượng; các kết quả họp của Hội đồng quản trị;
Thay đổi về cơ cấu sở hữu cổ phần của các cổ đông chính;
Thay đổi chủ tịch điều hành,văn phòng chính hoặc tên công ty;
Thay đổi hợp đồng với cơ quan chuyển nhượng hoặc công ty kiểm toán;
SGDCK sẽ sắp xếp kế hoạch cần thiết cho việc tăng vốn; như ngày đóng sổ cổ đông; ngày ghi chép dữ liệu và giá phát hành của các cổ phiếu mới.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm