Thủ tục thành lập chi nhánh công ty KHÁC TỈNH, công ty TNHH 2 thành viên

Bởi Everest Law Firm - 20/09/2022
view 19
comment-forum-solid 0
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, nhu cầu mở rộng lĩnh vực hoạt động, phát triển trên khắp cả nước đang là mong muốn mà các doanh nghiệp hướng tới. Thành lập chi nhánh công ty là một lựa chọn không mới nhưng hiệu quả để công ty phát triển và phủ sóng rộng khắp. Cùng xem thủ tục thành lập công ty có gì nhé! Điều kiện thành lập chi nhánh công ty Hiện nay, nhiều công ty thành lập và hoạt động tốt trên thị trường nên có nhu cầu mở rộng chi nhánh để tiện cho việc hoạt động kinh doanh và tiếp cận nguồn khách hàng. Tuy vậy, không phải công ty nào cũng có thể thành lập được chi nhánh nếu không đủ điều kiện được quy định theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam. Dưới đây là một số quy định về thành tập chi nhánh công ty và điều kiện thành lập chi nhánh cho công ty trong nước và công ty nước ngoài: Đối với các công ty trong nước, để thành lập được chi nhánh công ty cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
  • Doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và có giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
  • Người đứng đầu chi nhánh là người có đầy đủ điều kiện được quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020
  • Trụ sở chính để làm chi nhánh phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Trụ sở để làm chi nhánh phải có địa chỉ rõ ràng và đầy đủ thuộc lãnh thổ Việt Nam
  • Ngoài ra, công ty còn cần chuẩn bị các giấy tờ, chứng chỉ đối với các ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ và giấy xác nhận công ty có đủ điều kiện để mở chi nhánh và hoạt động kinh doanh đối với những ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Đối với các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cần có những điều kiện sau đây:
  • Doanh nghiệp nước ngoài phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật nơi mà nước đó đặt trụ sở chính;
  • Đã hoạt động không dưới 05 năm kể từ ngày thành lập.

Điều kiện về tư cách hoạt động của chi nhánh

Sau khi thành lập chi nhánh công ty thì cần phải đảm bảo đủ điều kiện để chi nhánh  hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.  Thành lập chi nhánh công ty với công ty nước ngoài Thành lập chi nhánh công ty với công ty nước ngoài Về bản chất, chi nhánh không có tư cách pháp nhân, theo quy định tại khoản 1 Điều 44. Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có thể đại diện theo ủy quyền và ngành nghề của chi nhánh đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.  Vậy chi nhánh muốn hoạt động được thì công ty thành lập ra chi nhánh cũng phải là một pháp nhân có tư cách hoạt động, và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, chi nhánh còn cần đảm bảo về tên, trụ sở đặt chi nhánh và người đứng đầu chi nhánh khi hoạt động.

Điều kiện về tên chi nhánh

Điều 40 Luật doanh nghiệp quy định về Tên chi nhánh như sau:
  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
  • Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu và ấn phẩm được chi nhánh phát hành.

Điều kiện trụ sở chính chi nhánh

Trụ sở đặt chi nhánh có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh trên địa giới hành chính nhất định thuộc lãnh thổ Việt Nam.  Do đó, địa chỉ phải rõ ràng, được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, ấp, xã, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc trung ương.  Vì mỗi doanh nghiệp có thể có nhiều chi nhánh khác nhau trên cùng một địa phương theo địa giới hành chính hoặc trên nhiều địa phương khác nhau nên cần phải có đầy đủ thông tin, địa chỉ để tránh nhầm lẫn khi thực hiện các giao dịch cũng như hoạt động kinh doanh.

Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh chi nhánh

Đối với ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, công ty cần đảm bảo ngành nghề của chi nhánh mới thành lập phải đúng với ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Nếu trường hợp doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nghề có điều kiện hoặc ngành nghề cần chứng chỉ hành nghề thì phải chuẩn bị đầy đủ giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề đó. 

Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh cần đảm bảo đầy đủ điều kiện được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:
  • Người đứng đầu chi nhánh công ty là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người đứng đầu chi nhánh có thể là thành viên của công ty có chi nhánh hoặc người khác ngoài công ty;
  • Người đứng đầu chi nhánh không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2022.

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

Hồ sơ mà công ty cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm:
  • Thông báo thành lập chi nhánh;
  • Bản sao quyết định thành lập chi nhánh và bản sao biên bản họp về việc thành thành lập chi nhánh;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người đứng đầu chi nhánh.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh

Đối với công ty TNHH một thành viên

Công TNHH một thành viên muốn thành lập chi nhánh thì phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các mẫu giấy tờ sau đây:
  • Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu quy định;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên về việc thành lập chi nhánh công ty TNHH;
  • Quyết định bổ nhiệm đối với người đứng đầu chi nhánh;
  • Giấy ủy quyền người thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của người được bổ nhiệm là người đứng đầu chi nhánh của công ty TNHH một thành viên.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công TNHH hai thành viên trở lên cần chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh bao gồm:
  • Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu quy định;
  • Quyết định thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên của Hội đồng thành viên;
  • Quyết định bổ nhiệm đối với người đứng đầu chi nhánh;
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với việc thành lập chi nhánh
  • Giấy ủy quyền người thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh (nếu có);
  • Căn cước công dân của người thực hiện thủ tục theo ủy quyền;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của người được bổ nhiệm là người đứng đầu chi nhánh của công ty TNHH một thành viên.

Đối với công ty cổ phần

Để thành lập chi nhánh, công ty cổ phần cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
  • Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu quy định;
  • Quyết định của Hội đồng quản trị công ty về việc thành lập chi nhánh công ty cổ phần;
  • Quyết định bổ nhiệm đối với người đứng đầu chi nhánh;
  • Biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với việc thành lập chi nhánh
  • Giấy ủy quyền người thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh (nếu có);
  • Căn cước công dân của người thực hiện thủ tục theo ủy quyền;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của người được bổ nhiệm là người đứng đầu chi nhánh của công ty cổ phần.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì chủ đơn hoặc người được ủy quyền sẽ nộp hồ sơ, đóng phí thành lập và lệ phí tại Sở kế hoạch và đầu tư, nơi mà công ty đặt trụ sở chính.  Sau đó đợi kết quả trong vòng 05 ngày, chuyên viên xử lý hồ sơ sẽ đánh giá hồ sơ đạt hay không và đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận.

Ưu nhược điểm khi thành lập chi nhánh

Chi nhánh là đơn vị hoạt động phụ thuộc của công ty, do đó có thể đại diện cho công ty thực hiện một vài giao dịch cũng như hoạt động kinh doanh ở những nơi mà công ty không đặt trụ sở chính. Việc thành lập chi nhánh có một vài ưu điểm và nhược điểm như sau: Ưu điểm khi thành lập chi nhánh công ty là thuận tiện tiếp cận nguồn khách hàng ở những nơi xa với trú ở chính công ty. Được thực hiện các hoạt động kinh doanh và giao dịch như công ty mà chi nhánh trực thuộc. Trường hợp công ty thành lập chi nhánh độc lập thì chi nhánh này có thể được kê khai thuế riêng như một đơn vị độc lập. Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh cũng có một vài nhược điểm nhỏ như không phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kinh doanh trong một số ngành có nguồn khách hàng nhỏ, thành lập chi nhánh tốn chi phí duy trì và trả lương cho nhân sự ở chi nhánh.  Do vậy, thành lập chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của công ty mẹ và nguồn khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận.

Các loại thuế chi nhánh công ty cần phải nộp

Khi thành lập chi nhánh thì công ty cần phải nộp các loại thuế sau:
  • Thuế môn bài: Nếu công ty thành lập chi nhánh độc lập thì có thể kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh. 
Nếu chi nhánh được thành lập là chi nhánh phụ thuộc thì phải nộp thuế tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở chính nếu chi nhánh và công ty cùng tỉnh, nộp và kê khai thuế tại nơi đặt chi nhánh nếu thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh.
  • Thuế giá trị gia tăng: chi nhánh tự kê khai thuế giá trị gia tăng mà không phụ thuộc và doanh nghiệp.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp cho chi nhánh: Nếu chi nhánh độc lập thì nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế nơi đặt trụ sở chính. Nếu chi nhánh phụ thuộc thì trụ sở chính sẽ nộp thuế thu nhập cho cả doanh nghiệp và chi nhánh.
Thành lập chi nhánh là nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp lớn và hoạt động phát triển. Thủ tục thành lập chi nhánh hiện nay rất đơn giản và nhanh gọn. Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng các dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh để tiết kiệm thời gian. Thông tin liên hệ: Công ty: HÃNG LUẬT QUỐC TẾ THÀNH CÔNG Địa chỉ: Số 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Trang web: https://luatthanhcong.com/ Email: congtyluatthanhcong@gmail.com Báo Giá dịch vụ: 1900 633 710

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.22908 sec| 1028.227 kb