Nội dung bài viết [Ẩn]
Khi công ty hợp danh mất khả năng thanh toán, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty. Theo đó, quy trình thực hiện thủ tục phá sản công ty hợp danh được thực hiện như sau:
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198Theo điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:
(i) Phải có ít nhất 02 thành viên (là cá nhân) là chủ sở hữu chung của Công ty. Cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
(ii) Công ty Hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khi xây dựng thành lập một công ty thì cần phải đăng ký, hoàn thành các loại hồ sơ thủ tục. Vì thế, khi không hoạt động nữa cũng cần có giấy tờ về phá sản công ty được công nhận từ cơ quan cấp cao. Để được công nhận là phá sản, công ty doanh nghiệp có trong các điều kiện là mất khả năng các vấn đề về thanh toán và bị tòa án nhân dân tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nghĩa là không thanh toán quá hạn trong 3 tháng tính từ ngày hết hạn.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận đơn; giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán mở thủ tục phá sản. Căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục. Phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lí tài sản, các khoản nợ; hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lí tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
(i) Chủ nợ;
(ii) Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động;
(iii) Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
(iv) Các cổ đông công ty cổ phần;
(v) Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
Người có nghĩa vụ nộp đơn: Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa xem xét đơn và xử lý như sau:
(i) Trường hợp đơn hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản. Tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn là người lao động; công đoàn hoặc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền; tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
(ii) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung; Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;
(iii) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
(iv) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn không được phép nộp đơn hoặc không thực hiện sửa đổi đơn khi có yêu cầu hoặc người nộp đơn rút đơn.
Đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản và nộp đủ lệ phí hoặc thuộc trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản theo thủ tục rút gọn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Phải xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau:
Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;
Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp;
Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; nhưng doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán. Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm