Quảng cáo thương hiệu sao cho hiệu quả?

Bởi Huỳnh Thu Hương - 29/10/2021
view 71
comment-forum-solid 0

Hiện nay, quảng cáo thương hiệu là một trong những hoạt động rất quan trọng. Không chỉ là trong giai đoạn thâm nhập thị trường mà còn giúp duy trì nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp. Do vây mà có nhiều doanh nghiệp phân vân và không biết nên quảng cáo thương hiệu như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng công ty Luật Everest tìm hiểu và tham khảo bài viết dưới đây để thấy rõ tổng quan việc quảng cáo thương hiệu sao cho hiệu quả? 

Luật gia Huỳnh Thu Hương Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quảng cáo thương hiệu là gì? 

Quảng cáo thương hiệu là gì- đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và chú ý. Có thể hiểu đơn giản đây là một hình thức được sử dụng quảng cáo cho thương hiệu. Và được sử dụng để thiết lập kết nối, xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng theo thời gian. Đặc biệt khi mối quan hệ được xây dựng thành công, khách hàng sẽ nhanh chóng nhận diện được thương hiệu giữa vô vàn các thương hiệu khác nhau hiện nay. Nhằm rút ngắn khoảng cách đến bước mua hàng của người tiêu dùng.

Đặc điểm của quảng cáo thương hiệu

Việc nắm được các đặc điểm của quảng cáo cho thương hiệu giúp nhà quảng cáo định hình được quá trình thực hiện. Đặc biệt là cách thức đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Dưới đây là một số đặc điểm của quảng cáo cho thương hiệu mà bạn nên biết để áp dụng: 

quảng cáo thương hiệu Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

i) Không thể đo lường được hiệu quả chiến dịch:

Hiệu quả của quảng cáo, xây dựng thương hiệu được đánh giá bằng khả năng nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu. Có thể nói đây là yếu tố thuộc về tiềm thức khách hàng nên sẽ rất khó để nhà quảng cáo đo lường hiệu quả của một chiến dịch.

ii) Đó là cần thời gian dài để đi vào trong tiềm thức khách hàng:

Để đạt được hiệu quả về nhận diện thương hiệu, quảng cáo cần có thời gian tiếp cận để trở nên thân thuộc và dần lấy được lòng tin, tình cảm của khách hàng. Khi mà quá trình này thành công, khách hàng có thể dễ dàng nhận diện được thương hiệu và lựa chọn sản phẩm của chính thương hiệu đó.

iii) Đó là nội dung quảng cáo tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, nhằm thuyết phục hoặc tạo niềm tin và tác động vào khách hàng.

Một đặc điểm nữa của quảng cáo thương hiệu đó chính là nội dung quảng cáo phải có sự khác biệt của sản phẩm. Điều này không chỉ là lý do thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm mà còn là đặc điểm riêng biệt giúp khách hàng phân biệt và nhận diện được sản phẩm của doanh nghiệp và đối thủ.

iv) Quảng cáo được truyền tải đến đối tượng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau:

Ví dụ một chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu phải được thực hiện đồng thời ở nhiều nền tảng quảng cáo và phương tiện truyền thông khác nhau. Ví dụ như là  Digital, TVC, Event, báo chí… Điều này sẽ đảm bảo thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng một cách tự nhiên với tần suất tối đa.

v) Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận đối tượng khách hàng tiềm năng: 

Quảng cáo thương hiệu có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và đại bộ phận đối tượng khách hàng tiềm năng.

vi) Quảng cáo được xem là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể:

Đa số các chiến dịch quảng cáo được áp dụng với đa dạng kênh truyền thông và hình thức quảng cáo khác nhau như là Poster, TVC, banner, vật dụng trưng bày… Những hình quảng cáo thương hiệu này cho phép quảng cáo tiếp cận với đồng thời nhiều khách hàng trong cùng một thời điểm.

Mọi người có thể xem thêm các bài viết khác tại: Luật thương mại

So sánh PR và quảng cáo

quảng cáo và PR Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Giống nhau: Quảng cáo và PR đều là một quá trình truyền thông đến công chúng nhằm giới thiệu về hàng hóa dịch vụ, hình ảnh của một tổ chức hay doanh nghiệp. Đặc biệt tạo nên tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong họ, củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động có lợi cho người đưa thông tin.

Điểm khác nhau: 

i) Quảng cáo chủ yếu là cách thức truyền tải thông tin từ nhà sản xuất hay kinh doanh đến khách hàng mục tiêu. Quá trình thông tin này thường mang tính chất một chiều và áp đặt nó không có sự phản hồi ngay lập tức từ phía doanh nghiệp hay tổ chức. 

Bên cạnh đó thì PR là các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp đối nội và đối ngoại của một tổ chức nó có tầm bao quát rộng hơn và thông tin mang tính hai chiều.

ii)  Quảng cáo thường là thông tin của chính các nhà kinh doanh nói về mình, mang tính thương mại.

Còn PR là thông tin của bên thứ ba, của giới truyền thông nói về tổ chức nên nó mang tính gián tiếp và phi thương mại.

iii) Còn mục tiêu của quảng cáo là kích thích tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa dịch vụ và tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Mục tiêu của PR chính là xây dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho các tổ chức.

iv) Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả chi phí  còn PR là hình thức truyền thông không phải trả tiền.

v) Quảng cáo có thể kiểm soát được các thông tin để đảm bảo có tính thống nhất khi truyền tin trên các phương tiện truyền thông khác nhau.

Còn PR không kiểm soát được nội dung và thời gian thông tin. Bên cạnh đó,  thông tin của PR thiếu nhất quán, do nhiều người tiếp cận thông tin theo góc độ và quan điểm khác nhau.

vi)  Quảng cáo được lặp lại nhiều lần nhằm tác động vào tâm lí, củng cố niềm tin khách hàng. Còn PR không lặp lại thông tin nên thiếu tính khắc hoạ.

vii) Thông tin của quảng cáo hướng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Còn thông tin của PR lan tỏa đến nhiều nhóm công chúng rộng rãi. Ví dụ như nhân viên, nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà phân phối, cộng đồng....

viii) Chi phí cho hoạt động quảng cáo rất tốn kém. Bởi quảng cáo thường hướng tới lượng khách hàng mục tiêu có giới hạn cụ thể. Do vậy nên chi phí trên lượng khách hàng sẽ cao. Còn chi phí cho PR đỡ tốn kém hơn (do PR có sức lan tỏa lớn, được nhiều người biết tới rộng rãi)

ix) Tính khách quan và độ tin cậy của công chúng vào quảng cáo thấp hơn PR. Do quảng cáo là tự doanh nghiệp nói về mình. Còn PR là hoạt động giới truyền thông nói về các doanh nghiệp, nên sẽ có được nhiều cảm tình của công chúng, tin tưởng vào thông tin được cung cấp.

x) Hình thức truyền tải thông tin của quảng cáo linh hoạt, đa dạng và rất phong phú thậm chí là có sự hài hước.

Còn hình thức truyền tải thông tin của PR nghiêm túc và chuẩn mực hơn.

xi) Quảng cáo chủ yếu là dành cho các doanh nghiệp. Còn PR có thể sử dụng cho tất cả các tổ chức và cá nhân.

xii) PR có thể khắc phục trở ngại của quảng cáo do hạn chế vùng phát sóng.

xiii) PR truyền thông những nội dung không được quảng cáo.

Quảng cáo thương hiệu như thế nào cho hiệu quả? 

Để quảng cáo thương hiệu được hiệu quả thì chúng ta cần phải lưu ý: 

i) Đó là thiết kế bộ nhận diện thương hiệu: 

Tất cả mọi người sẽ dễ dàng nhận diện thương hiệu khi nhìn vào bộ thiết kế thương hiệu của một doanh nghiệp. Trong bộ nhận diện thương hiệu cần phải xây dựng rất nhiều thành phần. Ví dụ như: logo, phông chữ, màu sắc, sự hiện diện của web. Trong quá trình thiết lập và phát triển chiến dịch quảng cáo thương hiệu cần có sự đồng bộ giữa các yếu tố trên.

ii) Cần tạo được sự ảnh hưởng:

Một chiến dịch quảng cáo thương hiệu sẽ cực kì thành công và hiệu quả khi tạo ra được sự ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Sử dụng nhiều phương thức quảng cáo khác nhau là cách tốt nhất để tạo ra sự ảnh hưởng và hiệu ứng cho khách hàng mục tiêu.

iii) Cần kết nối mạnh với khách hàng tiềm năng:

Các khách hàng tiềm năng cần được duy trì trong suốt quá trình quảng cáo và ngay cả khi kết thúc chiến dịch quảng cáo. Bởi đây là những khách hàng nếu đã tạo được lòng tin thì họ sẽ trung thành và không ngại chi tiêu.

iv) Đó là cần thêm quảng cáo thương hiệu vào chiến lược tiếp thị:

Các quảng cáo cần phải lồng ghép với chiến lược tiếp thị để mang lại hiệu quả lớn nhất trong quá trình nhận diện thương hiệu và bán sản phẩm.

Mọi người cũng có thể xem thêm một số loại hình: kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Các kênh quảng cáo thương hiệu? 

các kênh quảng cáo thương hiệu Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

i) Quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo ngoài trời đây là một trong những loại hình quảng cáo truyền thống và rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây là loại hình quảng cáo thu hút được rất nhiều ánh nhìn và sự quan tâm của khách hàng. Khi doanh nghiệp có ý tưởng truyền thông độc đáo để quảng cáo tới khách hàng, chắc chắn sẽ dành được sự tò mò và quan tâm của khách hàng. Các doanh nghiệp lớn thường hay sử dụng loại hình này với những ưu điểm tuyệt vời của chúng.  

ii) Quảng cáo thương hiệu online

Quảng cáo thương hiệu online thường là loại hình quảng cáo được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng lựa chọn. Từ doanh nghiệp nhỏ đến các doanh nghiệp lớn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường sử dụng hình thức quảng cáo chuyển đổi doanh số. Bên cạnh đó đối với các doanh nghiệp thường sử dụng loại hình quảng cáo này để khẳng định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng.

Đối với loại hình quảng cáo này để đạt được hiệu quả nhất sẽ phải làm đồng nhất các loại hình quảng cáo như: facebook, instagram, google v.v...

iii) Quảng cáo sân bay

Quảng cáo sân bay là loại hình quảng cáo mới phát triển tại Việt Nam. Đây là loại hình quảng cáo hiện đại được sử dụng với những màn hình led có độ hiển thị cao. Đặc biệt nhu cầu di chuyển bằng dịch vụ đường hàng không ngày càng phát triển. Do vậy các doanh nghiệp rất dễ tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình.

iv) Quảng cáo truyền hình

Quảng cáo truyền hình là hình thức quảng cáo truyền thống mang lại hiệu quả truyền thông rộng lớn. Đây cũng chính là kênh quảng cáo hiệu quả nhất. Quảng cáo trên truyền hình là sự kết hợp sinh động giữa hình ảnh, âm thanh, màu sắc cộng thêm cử động và các kĩ xảo. Đặc biệt, truyền hình thường mang đến cho người xem những hình ảnh sống động, chân thực của việc xảy ra trước mặt.

Từ đó tạo sự chú ý, cuốn hút và kích thích trí tò mò của người xem. Bên cạnh đó, còn cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ hơn các phương tiện quảng cáo khác.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Huỳnh Thu Hương

Huỳnh Thu Hương

https://everest.org.vn/chuyen-vien-huynh-thu-huong/ Chuyên viên Huỳnh Thu Hương có hơn 2 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực luật đất đai, doanh nghiệp ,hình sự, dân sự,ly hôn...

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19443 sec| 1055.047 kb