Tài chính doanh nghiệp - Doanh nghiệp nắm chắc tài chính để thành công!

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 29/09/2021
view 50
comment-forum-solid 0

Doanh nghiệp cần phải có nắm chắc kiến thức về tài chính doanh nghiệp để đảm bảo đạt được thành công.  Vậy tài chính doanh nghiệp là gì? Vai trò và chức năng của nó? Nội dung cụ thể của là gì? Và làm thế nào để quản trị tài chính doanh nghiệp?

tai-chinh-doanh-nghiep Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tài chính doanh nghiệp là gì?

Xét về bản chất, đó là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc thiết lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Xét về hình thức, đó là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng nhất hai khái niệm về mặt nội dung (bản chất) và biểu hiện bên ngoài (hình thức) thì có thể hiểu: Tài chính doanh nghiệp là các dòng tiền (tài chính) phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn với các hoạt động của các doanh nghiệp.

Xem thêm về kế toán doanh nghiệp vận tải

Tài chính doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Tài chính doanh nghiệp tiếng Anh là: “Coporate finance”.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò sau:

Huy động nguồn vốn, đảm bảo đáp ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Trước tiên, tài chính doanh nghiệp xác định những nguồn vốn cần thiết, chỉ ra phương thức, biện pháp huy động vốn thích hợp và hiệu quả. Từ đó có nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh. Biểu hiện rõ nét nhất của việc kích thích và điều tiết kinh doanh là tạo ra sức mua hợp lí, thu hút vốn đầu tư và giá bán phù hợp khi phát hành cổ phiếu, hàng hóa hay dịch vụ. Đồng thời, phát huy tác dụng trong điều hành hoạt động khi phân phối thu nhập giữa các thành viên góp vốn, phân phối quỹ tiền lương, tiền thưởng,...

Sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính. Thể hiện ở việc doanh nghiệp tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, xác định dự án đầu tư vốn, phát huy tối đa nguồn vốn hiện có, quay vòng vốn nhanh, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

Giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh. Nhà quản lí tài chính dựa vào tình hình tài chính để có cái nhìn trung thực, khách quan nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá, xem xét để kịp thời phát hiện những sai xót, vướng mắc trong hoạt động; điều chỉnh và kiểm soát hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Chức năng của tài chính doanh nghiệp

Tổ chức huy động vốn và luân chuyển vốn: Doanh nghiệp là tổ chức hoạt động kinh doanh thường xuyên phải sử dụng đến nguồn vốn, nên phải đảm bảo luôn đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn để đạt thuận lợi trong kinh doanh.

Phân phối lại thu nhập: Thu nhập từ bán hàng hóa, dịch vụ, lợi tức, cho vay,... đem lại nguồn thu nhập cho doanh nghiệp và cần được phân phối hiệu quả để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, thu nhập của doanh nghiệp được phân phối như sau chi phí vật tư, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, chi phí dịch vụ mua ngoài,...

Kiểm tra và giám sát quá trình luân chuyển vốn: chức năng này giúp đề ra cho người quản lí doanh nghiệp những phương án thích hợp liên quan đến kiểm soát nguồn vốn.

Xem thêm về kế toán doanh nghiệp sản xuất

Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Đánh giá và lựa chọn quyết định đầu tư tài chính

Triển vọng phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào các dự án đầu tư dài hạn với quy mô lớn, để đi đến quyết định đầu tư vào dự án nào cần phải nhìn vào tài chính, hay nói cách khác là vốn của doanh nghiệp. Xem xét nguồn vốn hiện có, khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và lợi nhuận mà dự án đó mang lại.

Xác định nhu cầu vốn, tạo vốn đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tất cả hoạt động sản xuất đều liên quan đến nguồn vốn, vì thế doanh nghiệp phải xác định nhu cầu sử dụng vốn cần thiết cho hoạt động, tổ chức huy động vốn theo các phương thức khác nhau để đáp ứng kịp thời yêu cầu sử dụng.

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có

Doanh nghiệp cần huy động tối đa nguồn vốn hiện có, theo dõi và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động thu, chi sử dụng vốn; cân bằng giữa thu, chi vốn bằng tiền để đảm bảo thanh toán nợ đến hạn.

Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

Nguồn lợi nhuận sau thuế cùng trích lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp, cải thiện đời sống của người lao động, giải quyết lợi ích trước mắt của chủ doanh nghiệp với lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.

Kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua tình hình thu, chi hàng ngày của doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào. Đồng thời, thông qua phân tích tình hình tài chính sẽ biết được việc sử dụng vốn có đạt được hiệu quả hay không, điểm mạnh và điểm yếu trong quản lí, dự báo tài chính doanh nghiệp từ đó đề ra phương hướng giải quyết.

Thực hiện kế hoạch hóa tài chính

Các hoạt động tài chính của công ty cần được dự kiến trước bằng cách lập kế hoạch tài chính thì mới đưa ra được những quyết định tài chính mang lại hiệu quả.

Tìm hiểu về kế toán doanh nghiệp thương mại

Quản trị tài chính doanh nghiệp của các doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Đây là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp, theo đó quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định tài chính nhằm đạt được mục tiêu hoạt động.

Nó bao gồm hoạt động của nhà quản lý liên quan đến đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra.

7 nguyên tắc quản trị tài chính của doanh nghiệp

Nguyên tắc số 1: Luôn quản lý tài chính một cách có hệ thống vì doanh nghiệp có hệ thống, khoa học, hợp lí là việc cần thiết để phát triển ổn định. Nguyên tắc số 2: Khoản chi phải ít hơn khoản thu. Theo dõi chặt chẽ các khoản thu, chi thì mới kiểm soát được tình hình tài chính. Nguyên tắc số 3: Dùng tiền để tạo ra tiền. Hãy đầu tư những khoản tiền rảnh rỗi để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Nguyên tắc số 4: Hạn chế nợ đối với những tài sản tạo ra thu nhập. Nguyên tắc số 5: Cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Khoản tiền đầu tư chỉ đạt được tỷ suất sinh lợi cao khi có đủ khả năng chấp nhận rủi ro, nhưng mức độ rủi ro cần lưu ý hạn chế để không ảnh hưởng đến hoạt động chung của doanh nghiệp. Nguyên tắc số 6: Lưu ý đến thuế. Doanh nghiệp luôn phải đóng thuế nên phải chú ý đến tác động của khoản thuế với doanh nghiệp. Nguyên tắc số 7: Có phương án dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Xem thêm các quy định pháp luật tại Luật Doanh nghiệp

Một số câu hỏi liên quan đến tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp làm những công việc gì?

Khi học chuyên ngành hay trở thành nhân viên tài chính, bạn sẽ biết rằng mình sẽ làm những công việc như sau: 1. Đọc báo cáo tài chính Đây là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn làm việc và phát triển trong lĩnh vực này. Dựa vào bản báo cáo, bạn sẽ tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp, thống kê việc lưu chuyển tiền tệ trong khoảng thời gian nhất đị. Dau đó lập bảng cân bằng kế toán và chỉ rõ doanh nghiệp đó có lợi nhuận hay thua lỗ như thế nào. 2. Lập kế hoạch chiến lược tài chính Đây là công việc quan trọng vì giúp nhà quản trị có đánh giá chính xác về kế hoạch, về nguồn vốn cần bỏ ra, lập ra các tiêu chí đánh giá khả năng của vốn. phán đoán xem đó có phải là nguồn đầu tư thông minh và phù hợp cho công ty hay không.

3. Quản trị các tùy chọn cho tài chính doanh nghiệp

Từ việc tính toán, phân tích báo cáo tài chính, nhà quản trị sẽ xây dựng kế hoạch vay vốn và trả nợ thích hợp. Với các tùy chọn quản trị tài chính cụ thể trong từng trường hợp sẽ giúp doanh nghiệp duy trì nguồn vốn ổn định và dài hạn. Hơn nữa, nó cũng thể hiện vai trò rất lớn của mình trong việc nâng tầng giá trị doanh nghiệp nhằm thu về nhiều lợi nhuận hơn.

Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan đến những quyết định nào?

1. Quyết định đầu tư 2. Quyết định nguồn vốn 3. Quyết định phân phối lợi nhuận

Giám đốc tài chính là gì?

Giám đốc tài chính được hiểu đơn giản là nhân sự cấp cao, được đánh giá năng lực, có nhiệm vụ quản lý hệ thống tài chính, quyết định sự luân chuyển nguồn tiền ra vào sao cho đem lại nhiều lợi ích nhất. Một giám đốc tài chính cần có tư duy phân tích và tầm nhìn nhằm phán đoán chính xác đâu là khoản đầu tư tốt, sinh lời cho tổ chức. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm giữ cho nguồn vốn luôn ở mức ổn định đảm bảo các hoạt động kinh doanh khác diễn ra thuận lợi.
Dưới giám đốc tài chính là phòng tài chính và phòng kế toán.
Tài chính doanh nghiệp hay tài chính công ty?
 
Hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều sử dụng tên gọi Tài chính doanh nghiệp thay cho tài chính công ty. Đơn giản là vì thuật ngữ “doanh nghiệp” có ý nghĩa rộng hơn bao gồm doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, và công ty trong đó có công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần. Hơn nữa Tài chính doanh nghiệp là môn học được quy định trong chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đạo tạo nên các trường đại học cứ thế gọi theo.
Ở nước ngoài hay các trường đại học ở nước ngoài thì không gọi như vậy. Người ta sử dụng thuật ngữ Corporate finance dịch ra tiếng Việt là Tài chính công ty.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.27746 sec| 1050.367 kb