Tên thương mại thường được hiểu là tên gọi (tên gọi riêng biệt) đã được tổ chức, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (cơ quan nhà nước) và được cấp giấy phép hoạt động theo nội dung tên gọi đó. Theo đó chúng tôi sẽ tư vấn và phân tích các quy định pháp lý liên quan đến tên thương mại.
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Nguyễn Kiến Hải Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007 quy định: "Tên thương mại" là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.
Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau). Ví dụ: Với tên Công ty TNHH xây dựng Thành Tâm. Phần mô tả là “Công ty TNHH xây dựng”, phần phân biệt là “Thành Tâm”, phân biệt với “Công ty TNHH xây dựng Tâm Tạ”. “Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam” không có khả năng phân biệt (Tổng công ty - mô tả loại hình công ty; Bưu chính viễn thông- lĩnh vực hoạt động; Việt Nam - không có khả năng phân biệt). Vì vậy phải thêm dấu hiệu khác là “VNPT” là tên giao dịch.
Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh dưới tên thương mại, có những quyền sau:
Quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh, thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm hàng hoá bao bì và quảng cáo.
Quyền chuyển giao theo hợp đồng, thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng toàn bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu còn duy trì hoạt động với tên thương mại này.
Tên thương mại thuộc tài sản trí tuệ cần chú ý xây dựng và bối đắp ngay khi doanh nghiệp ra đời. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại (dù có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau).
Cần lưu ý khi thiết kế tên thương mại:
Phần phân biệt nên là tập hợp chữ, dễ phát âm, dễ nhớ với số đông người giao tiếp ở thị trường doanh nghiệp kinh doanh. Nếu có ý định hoạt động ở nước ngoài thì không nên chọn tập hợp chữ có dấu vì khó phát âm. Cần chú ý nghĩa của tập hợp các chữ, không có nghĩa xấu gây phản cảm. Tên thương mại của mình không trùng hoạc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh, hoặc nhẫm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng của người khác, không vi phạm điều cấm. Lựa chọn dấu hiệu chữ tạo ấn tượng về phong cách (tin cậy, năng động).
Để đảm bảo khả năng phân biệt phải rà soát tên thương mại của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng thị trường để tránh tên thương mại của mình xung đột (trùng, không có thể phân biệt) với các tên thương mại đã có.
*Giống nhau:
*Khác nhau:
Tiêu chí | Nhãn hiệu | Tên thương mại |
Khái niệm | Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” Khoản 16 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. | “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” Khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. |
Căn cứ bảo hộ | Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường. Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng Được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ. | Không cần đăng ký.Căn cứ bảo hộ dựa trên việc sử dụng hợp pháp, lâu dài, ổn định. Vấn đề xảy ra tranh chấp được giải quyết dựa vào thâm niên hoạt động của công ty, mức độ biết đến rộng rãi sản phẩm của công ty,… |
Phạm vi bảo hộ | Trong phạm vi bảo hộ đã đăng ký thường là quốc gia. | Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Thời gian bảo hộ | Bảo hộ trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn | Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng |
Dấu hiệu | Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh Không bảo hộ những cụm từ, dấu hiệu quy định tại khoản 2 điều 74 Luật SHTT | Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không bảo hộ màu sắc, hình ảnh Gồm 2 thành phần: – Mô tả – Phân biệt |
Số lượng | Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu | Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại |
Điều kiện | Phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ | Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại |
Chuyển giao | Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng sử dụng | Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh |
Qua đó có thể thấy việc sử dụng tên thương mại đi đôi cùng sự phát triển của doanh nghiệp, việc sử dụng tên thương mại hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng đổ phủ đối với mọi người - tạo lập các giá trị kinh tế mới.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm