Sự sáng tạo trong nghệ thuật là yếu tố cần thiết góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đây là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tài sản trí tuệ trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, văn học. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề bảo hộ tác phẩm phái sinh hiện nay để nắm bắt rõ để hiểu hơn về đối tượng này trong Sở hữu trí tuệ.
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên pháp lý Nguyễn Kiến Hải Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài (24/7): 1900 6198Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 không quy định thế nào là tác phẩm phái sinh mà chỉ liệt kê các tác phẩm nào được coi là tác phẩm phái sinh. Theo đó, Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm do cá nhân/những cá nhân trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định ”
Có thể hiểu tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc, chứa đựng sự sáng tạo nhất định đủ lớn và đáp ứng các điều kiện về bảo hộ quyền tác giả. Phái sinh sẽ không bị xem là sao chép, đạo nhái bởi vì một tác phẩm phái sinh chỉ được thực hiện sau khi hoàn tất những thỏa thuận, thủ tục pháp lý về quyền tác giả (nếu có) đối với tác phẩm gốc.
Và khi được xem những tác phẩm phái sinh, khán giả sẽ liên tưởng đến tác phẩm gốc bởi tác phẩm phái sinh kế thừa và sáng tạo dựa trên những yếu tố nền tảng từ trước đó như: nội dung, giai điệu,… của tác phẩm gốc. Tại Việt Nam, có thể kể đến một tác phẩm phái sinh trong lĩnh vực văn học như: Tác phẩm “Truyền Kiều” của Nguyễn Du đã được dịch ra 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới như Anh, Pháp… với trên 35 bản dịch. Trong đó, có thể kể đến bản dịch của Huỳnh Sanh Thông (một giáo sư tại Đại học Yale, Mỹ) sử dụng làm bài giảng cho sinh viên Mỹ học. Như vậy, Nguyễn Du là người sở hữu Quyền tác giả của tác phẩm Truyện Kiều, nhưng Huỳnh Sanh Thông cũng sở hữu Quyền tác giả của tác phẩm phái sinh của Truyện Kiều đối với bản dịch tiếng Anh.
– Là tác phẩm được tạo ra dựa trên một tác phẩm đã có.
– Là sáng tạo nguyên gốc, có sáng tạo nhất định về nội dung, về hình thức, về ngôn ngữ…
– Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Tác phẩm phái sinh bao gồm: tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
– Tác phẩm dịch: là tác phẩm chuyển tải trung thực nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ví dụ: Truyện "Nếu còn có ngày mai" được dịch từ nguyên bản tiếng Anh “If tomorrow comes” của Sidney Sheldon.
– Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm phỏng theo một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư tưởng… làm cho nó mang sắc thái hoàn toàn mới. Ví dụ: tác phẩm Đoạn trường Tân Thanh của Nguyễn Du là tác phẩm phóng tác từ tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
– Tác phẩm cải biên: là tác phẩm có sự thay đổi về hình thức diễn đạt so với tác phẩm gốc. Ví dụ: Vở chèo “Súy Vân” của tác giả Trần Bảng được cải biên từ vở chèo “Kim Nham”, trong đó Súy Vân là một “nghịch nữ” trong vở chèo cổ trở thành người phụ nữ tiến bộ, nạn nhân của chế độ phong kiến trong vở chèo cải biên.
– Tác phẩm chuyển thể: là tác phẩm được sáng tạo trên nội dung tác phẩm gốc nhưng có sự thay đổi về loại hình nghệ thuật. Ví dụ: Các bộ phim chuyển thể từ truyện.
– Tác phẩm biên soạn: là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở thu thâp, chọn lọc nhiều tài liệu sau đó tự biên tập, viết lại theo một tiêu chí nhất định.
– Tác phẩm chú giải: là tác phẩm giải thích, làm rõ nghĩa một số nội dung trong tác phẩm khác.
– Tác phẩm tuyển chọn: là tác phẩm chọn lọc một số tác phẩm trong nhiều tác phẩm cùng loại theo một số tiêu chí nhất định.
Thực tế, nhiều người dùng từ “phái sinh” một cách tự nhiên mà không theo quy định của luật. VD: Một tác phẩm giống với 1 tác phẩm khác thì họ gọi đó là “tác phẩm phái sinh”. Đây được coi là hành vi làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Trong ngành giải trí âm nhạc cho thấy nhiều người cover các các bài hát mà chưa được sự đồng ý của tác giả.
VD: Bài hát “Độ ta không độ nàng” nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi tìm kiếm lại ra những bản cover bằng tiếng việt. Những bản cover đó bị cảnh báo vì đã vi phạm bản quyền ca khúc nước ngoài. Và những người cover sẽ phải đối diện với việc vi phạm bản quyền.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm