Nội dung bài viết [Ẩn]
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Để thành lập địa điểm kinh doanh, chúng tôi xin cung cấp một số quy định về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể. Trước đây, theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định địa điểm kinh doanh được cấp trong 01 nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo Luật doanh nghiệp quy định địa điểm kinh doanh sẽ được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng.
Giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh sẽ song song với Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Không cấp cùng trên một Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nữa.
Ví dụ: Công ty Anpha có trụ sở chính ở quận Cầu Giấy, Hà Nội và một số cửa hàng của công ty tại Đống Đa, Nam Từ Liêm. Theo quy định hiện nay, ngoài trụ sở chính, công ty Anpha có thể lập địa điểm kinh doanh cho các cửa hàng đã nêu trên với điều kiện các cửa hàng đó phải có đăng ký kinh doanh.Ngoài trụ sở chính, các doanh nghiệp còn có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Mỗi loại hình sẽ có những quyền lợi, nghĩa vụ và điều kiện khác nhau. Vì vậy, chúng tôi đã lập bảng so sánh đặc điểm của ba loại hình kinh doanh này để mọi người tiện lợi khi tham khảo.
Đặc điểm | Chi nhánh | Văn phòng đại diện | Địa điểm kinh doanh |
Định nghĩa | Là đơn vị chịu sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp | Là đơn vị chịu sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp | Là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp |
Nhiệm vụ | Thực hiện chức năng của doanh nghiệp | Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích doanh nghiệp | Kinh doanh ngoài trụ sở chính |
Điều kiện | Ngành nghề kinh doanh đồng nhất với doanh nghiệp | Nội dung hoạt động đúng với doanh nghiệp | Được đặt trong cùng 1 tỉnh/thành phố với trụ sở chính hoặc khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính |
Quyền lợi | Ký kết các hợp đồng kinh tế | Trưng bày, giới thiệu sản phẩm,dịch vụ | Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp |
Như vậy, có thể rút ra một số kết luận như sau:
(i) Loại hình chi nhánh sẽ phù hợp với công ty có nhu cầu kinh doanh bên ngoài tỉnh/thành phố
(ii) Loại hình văn phòng đại diện không có chức năng xúc tiến thương mại nên không thể trực tiếp ký hợp đồng, do đó, chỉ phù hợp với việc là nơi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ công ty cung cấp tới khách hàng.
(iii) Loại hình địa điểm kinh doanh phù hợp với Công ty. Muốn mở rộng địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính. Nhưng trong cùng tỉnh/thành phố hoặc khác tỉnh/thành phố
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Nếu trước đây địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh. Hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Thì hiện nay doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty. Hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Xem thêm:Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở doanh nghiệp
Theo căn cứ pháp lý quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh. (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh. Thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ, người có yêu cầu cần mang hồ sơ đến Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết. Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Xem thêm: Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh được thành lập không thể khắc dấu riêng cho mình. Nó chịu sự quản lý, giám sát, hoạch toán rất chặt chẽ. Và là bộ phận dính liền với công ty mẹ. Do đó nếu trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn. Thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm này.
Giám đốc hoặc người được ủy quyền hoàn toàn có thể làm người đứng đầu khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty.
+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Quý khách hàng cũng có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
+ Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”.
+ Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Khi thành lập địa điểm kinh doanh từ ngày 25/02/2020 đến ngày 31/12/2020. Các địa điểm kinh doanh mới thành lập thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn thuế môn bài.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm