Vi phạm bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu xử phạt như thế nào?

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 23/09/2021
view 75
comment-forum-solid 0

Vấn đề lợi dụng những vi phạm về bảo hộ nhãn hiệu để trục lợi mà những hành vi đáng bị lên án. Vậy làm thế nào để biết hành vi nào được coi là xâm phạm quyền đối với bảo hộ nhãn hiệu, các yếu tố nào được dùng để đánh giá xâm phạm bảo hộ nhãn hiệu và hình thức xử phạt vi phạm được xác định như thế nào? Dưới đây là một số thông tin cơ bản về xử lý bảo hộ nhãn hiệu.

bảo hộ nhãn hiệu Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu

Hành vi  xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là việc các cá nhân, tổ chức có hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, các doanh nghiệp cần nắm rõ những hành vi được cho là vi phạm bảo hộ nhãn hiệu được liệt kê tại Khoản 1, Điều 129, Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

(i) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó 

(ii) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

(iii) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

(iv) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Để biết thêm thông tin về bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng xem thêm: Tại đây

Yếu tố đánh giá xâm phạm quyền đối với bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

Thông qua các quy định của Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết Nghị định 99/2013/NĐ-CP có thể thấy yếu tố đánh giá vi phạm (xâm phạm) quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu bao gồm:

(i) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

(ii) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo nhãn hiệu đã được xác định tại giấy đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, theo đó sẽ phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - Bước đầu tiên xây dựng "thương hiệu mạnh" 

Xử phạt xâm phạm quyền đối với bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu

Việc tiến hành xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định. Về cơ bản quy trình đó bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập chứng cứ và chuẩn bị tài liệu

Để có cơ sở cho việc xử lý vi phạm bảo hộ nhãn hiệu, chủ thể có quyền cần thu thập thông tin về bên vi phạm để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc làm căn cứ để khởi kiện. Chủ thể có quyền cần cung cấp các tài liệu sau đây: 

(i) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

(ii) Với trường hợp nhãn hiệu được license, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Quý Khách hàng cần chuẩn bị bản sao có chứng thực Hợp đồng license đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;

(iii) Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm, hoặc;

(iv) Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm và bị vi phạm;

(v) Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.

Hồ sơ tài liệu

Bước 2: Giám định sở hữu trí tuệ

Đây là bước không bắt buộc nhưng kết luận của nó có thể là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm đối với bảo hộ nhãn hiệu.

giám định

Bước 3: Xử lý vi phạm.

Căn cứ vào kết quả giám định, chủ thể có quyền có thể lựa chọn các phương án giải quyết vi phạm bảo hộ nhãn hiệu sau đây:

Thứ nhất: Hình thức cảnh bảo

Chủ thể có quyền gửi thư cảnh báo đến bên vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu đề ra.

Thứ hai: Xử phạt hành chính

Trong trường hợp chủ thể có quyền đã áp dụng hoặc chưa áp dụng hình thức xử lý vi phạm cảnh báo mà cảm thấy cần thiết hoặc mong muốn áp dụng hình thức xử phạt hành chính thì có thể thể chuẩn bị các tài liệu cần thiết, nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm bảo hộ nhãn hiệu ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào hành vi và mức độ vi phạm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các mức xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

xử phạt hành chính

Trên đây là toàn bộ những vấn đề cần lưu ý đối với việc xác định vi phạm và xử lý vi phạm bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu. Để biết thêm các thông tin về Sở hữu trí tuệ vui lòng truy cập: Luật Công ty - Tư vấn và giải pháp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn
Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19125 sec| 1019.57 kb