Bảo hộ nhãn hiệu luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu giúp mọi người hiểu thêm vấn đề trên
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Dựa theo điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ đã ban hành thì quyền bảo hộ nhãn hiệu phát sinh thông qua văn bằng bảo hộ, đối với trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng thì quyền bảo hộ sẽ được phát sinh dựa trên cơ sở sử dụng.
Theo khoản 25 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã ban hành quy định cụ thể:
"Văn bằng bảo hộ lao động là một dạng văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho các tổ chức, cá nhân với mục đích nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng."
Như vậy, ta có thể hiểu bảo hộ nhãn hiệu là cơ chế được xác lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt như hiện nay thì việc tiến hành xây dựng và phát triển mới cũng như giành giật từng chút thị phần đã và đang trở nên ngày càng khó khăn. Trong bối cảnh như hiện nay thì việc Nhãn hiệu của doanh nghiệp bị rơi vào những nguy cơ rủi ro pháp lý rất dễ xảy ra. Những rủi ro này có thể phát sinh do Nhãn hiệu đó bị doanh nghiệp đối thủ khác tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước hoặc đã được bảo hộ từ trước đó do đã thực hiện nộp đơn sớm hơn. Và khi tình trạng đó xảy ra thì chính doanh nghiệp - chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu lại phải đối mặt với vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có liên quan đến chính Nhãn hiệu của mình do đối thủ cạnh tranh khởi xướng. Một rủi ro khác có thể xảy ra đó là Nhãn hiệu của doanh nghiệp bạn bị từ chối hợp tác vì lý do bảo hộ do sự nhầm lẫn với Nhãn hiệu khác đã tiến hành đăng ký trước đó (nhãn hiệu đối chứng)...
Có thể bạn quan tâm: Vi phạm bảo hộ nhãn hiệu
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ quy định tại Điều 72, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2012, sửa đổi bổ sung 2009,2019 . Theo đó, nhãn hiệu phải thõa mãn 2 điều kiện là nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được và nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt.
Dấu hiệu nhìn thấy được của nhãn hiệu là “ dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.” Thêm vào đó, để được bảo hộ thì nhãn hiệu đó phải không thuộc các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu được quy định tại Điều 73, Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.
Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại Điều 74, Luật sở hữu trí tuệ hiện hành: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.” Đáp ứng được khả năng phân biệt là việc không chứa các dấu hiệu trùng của các hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Theo Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định cụ thể về hiệu lực của văn bằng như sau:
“Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
...Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày tiến hành nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là mười năm theo quy định ban hành...
Theo đó, ta có thể thấy thời hạn bảo hộ theo quy định là 10 năm. Tuy nhiên doanh nghiệp là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp và mỗi làn là 10 năm. Nhãn hiệu có thể được bảo hộ mãi mãi nếu như chủ sở hữu tiến hành gia hạn đúng thời hạn quy định. Chủ sở hữu cần phải tiến hành nộp đơn yêu cầu gia hạn và nộp đầy đủ lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính thức hết hiệu lực bảo hộ.
Xem thêm về: Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) được hiểu là văn bản mang mục đích xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức. Văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực trong thời hạn được quy định cụ thể trên văn bằng. Tuy nhiên cũng xảy ra một số trường hợp văn bằng có thể bị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực.
Nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức sau khi tiến hành đăng ký bảo hộ thành công và được cấp văn bằng sẽ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định được quy định theo pháp luật ban hành trong luật Sở hữu trí tuệ. Chủ văn bằng bảo hộ khi có nhu cầu tiếp tục sử dụng cần nắm được những quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ cũng như việc gia hạn hiệu lực của văn bằng để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 văn bằng sẽ có thời hạn kể từ ngày được cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Thời hạn của văn bằng có thể được tiến hành gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải tiến hành nộp đơn yêu cầu gia hạn và đầy đủ lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính thức hết hiệu lực.
Hiện nay hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam đã trở nên tương đối hoàn thện, thiết lập cơ chế thực thi và bảo vệ tốt. Khi phát hiện có hành vi làm giả, làm nhái chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường vào tham gia vào cuộc để xử lý sai phạm.
Có thể gia hạn văn bằng nhiều lần và mỗi lần là 10 năm. Có thể được bảo hộ với thời hạn mãi mãi nếu chủ sở hữu tiến hành gia hạn đúng hạn quy định. Trong vòng 6 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính thức hết hiệu lực bảo hộ, chủ sỡ hữu nhãn hiệu cần phải tiến hành nộp đơn yêu cầu gia hạn và nộp đầy đủ lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
(i) Dạng nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn (Cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số dạng tiêu chuẩn màu đen, trắng)
(ii) Dạng nhãn hiệu chữ cách điệu/hình họa (cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc hình họa hóa và chứa màu sắc)
(iii) Nhãn hiệu nổi tiếng
Phạm vi bảo hộ được xác định theo mẫu nhãn hiệu; danh mục sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu và phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Xem thêm thông tin về Luật sở hữu trí tuệ Tại đây!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm