Xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Bởi Nguyễn Thị Hương - 28/03/2022
view 25
comment-forum-solid 0

Hiện nay trên thị trường đang có mức độ cạnh tranh lớn chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần có một chiến lược bán hàng hiệu quả cũng như là đúng đắn để giành lợi thế cạnh tranh và tăng doanh thu. Tuy nhiên thì không phải mọi chiến lược đều có thể áp dụng được cho doanh nghiệp của bạn. Do vậy mà trong bài viết giới đây Luật doanh nghiệp mới nhất sẽ giới thiệu cho bạn các chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp được đánh giá là tốt nhất hiện nay và dễ dàng áp dụng cho mọi ngành hàng.

Xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp Xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Chiến lược bán hàng là gì?

Chiến lược bán hàng được hiểu đơn giản là một phần trong chiến lược kinh doanh tổng thể giúp doanh nghiệp xác định được các vấn đề ví dụ như là bán sản phẩm gì và bán cho ai, bán qua kênh phân phối nào cũng với đó là các kỹ năng bán hàng,… chẳng hạn nhằm đưa ra các phương án nhằm giải quyết các vấn đề đó cũng như là làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Chiến lược bán hàng chính được xem như là kim chỉ nam cho những người bán hàng từ đó sẽ giúp họ có được cách tiếp cận và thuyết phục khách hàng tốt nhất. Không chỉ vậy còn giúp tăng doanh số cho công ty. Ngoài ra thì việc xây dựng chiến lược bán hàng nhằm mục đích chính đó là quảng bá và giới thiệu sản phẩm mới cũng như là giành thị phần và tăng doanh thu. Trong thị trường cạnh tranh như là hiện nay thì việc có được một chiến lược bán hàng hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn đặc biết là giúp cho việc kinh doanh được hiệu quả và thành công hơn!

Tham khảo thêm: ý tưởng kinh doanh 

Xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Dưới đây sẽ là một số chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp mà bạn nên biết: 

Xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp Xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Chiến lược bán hàng trực tiếp

Chiến lược bán hàng trực tiếp hay còn gọi đó là chiến lược bán hàng cá nhân do vậy thường được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Tại đây thì nhân viên sẽ trao đổi và tiếp xúc trực tiếp với khách cũng như có nhiệm vụ là thuyết phục họ mua hàng. Khi sử dụng bán hàng trực tiếp thì các doanh nghiệp có thể tạo sẵn các kịch bản cho nhân viên, hoặc nếu không tạo kịch bản nào mà đặt ra các tình huống để nhân viên tập luyện và áp dụng khi bán hàng. Do vậy mà tuy từng chiến lược các công ty có thể sử dụng các phương pháp khác nhau.

Bán hàng trực tiếp thông thường sẽ có những giai đoạn ví dụ như tiếp cận khách hàng cũng như là thuyết phục khách hàng, chốt đơn và chăm sóc khách. Tuỳ từng giai đoạn mà doanh nghiệp có thể đưa cho các nhân viên các chiến lược phù hợp.

Ví dụ như là khi tiếp cận khách hàng thì người bán có thể đặt câu hỏi để có thể khơi gợi quan tâm hoặc tặng quà khuyến mãi chẳng hạn. Hay khi chốt được đơn hàng và kết thúc bán hàng thì người bán có thể cho khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán cũng như là sẽ tặng khuyến mại hoặc là sẽ cảnh báo về sự thay đổi sản phẩm trong tương lai...chẳng hạn. 

So sánh rủi ro và cơ hội

Nhiều nhân viên kinh doanh thường chỉ giới thiệu cũng như là đi sâu vào các ưu điểm cùng với cơ hội dành cho khách hàng khi mua sản phẩm. Khách hàng sẽ cảm thấy hoài nghi lo lắng về tính chân thật của các thông tin đó và sẽ có thể từ chối mua.

Để giải quyết vấn đề này thì tốt nhất là nhân viên nên đưa ra cả tính rủi ro cùng với cơ hội khi sử dụng sản phẩm để có thể làm nổi bật những cơ hội sau đó có thể đưa ra các giải pháp giải quyết rủi ro và so sánh giữa hai yếu tố này. Bên cạnh đó thì bạn có thể so sánh với các sản phẩm đồng loại để cho khách hàng có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn từ đó có thể  đánh giá tốt về thương hiệu của bạn.

Chiến lược dùng thử của Spotify

Các doanh nghiệp nên đưa ra những chính sách dùng thử để khách hàng được trải nghiệm sản phẩm của bạn. Thường thì đa phần các doanh nghiệp sẽ cho sử dụng thử trong vòng 7 ngày đến 1 tháng, để khách hàng có thể thật sự hiểu về sản phẩm và đưa ra quyết định liệu rằng có nên mua nó hay không. Đã có một vài doanh nghiệp sử dụng chiến lược này thành công và hiệu quả thu lại lợi nhuận cao. 

Ví dụ như Spotify được xem là một nền tảng nghe nhạc trực tuyến nổi tiếng trên thế giới đã cho ra đời Freemium để khách hàng được trải nghiệm sản phẩm miễn phí vừa đủ tốt với các tính năng cơ bản.

Tuy nhiên thì người dùng sẽ gặp những hạn chế ví dụ như là chỉ được bỏ qua bài hát 5 lần trong 1 tiếng. Bên cạnh đó là không thể nghe nhạc offline cũng như là có quảng cáo gián đoạn lúc nghe nhạc. Khách hàng sau khi sử dụng Freemium thường sẽ cảm thấy thích ứng dụng đó do vậy mà họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua gói Premium, với một chi phí hợp lý sau đó họ tìm cách để khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm trên. Đây chính là cách Spotify đã thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của chính mình.

Xem thêm: Tăng doanh thu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.16977 sec| 986.906 kb