Xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 23/06/2021
view 139
comment-forum-solid 0

Xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là vấn đề thường gặp trong hiện, đem đến những bất lợi không chỉ đối với doanh nghiệp, với người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội. Vậy, hành vi nào được coi là xâm phạm kiểu dáng công nghiệp? Biện pháp xử lý là gì?

khởi nghiệp sáng tạo Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, phương tiện,... được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng và được lưu thông độc lập.

Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của chiếc xe ô tô, xe đạp hoặc hình dáng thể hiện bao bì của một hộp sữa sẽ được gọi là kiểu dáng công nghiệp. 

Xem thêmKiểu dáng công nghiệp, những điều cần lưu ý

Các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp

Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

(i) Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu

(ii) Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ xác định được một hành vi được coi là hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2015/TT - BKHCN. Đồng thời dẫn chiếu đến Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ - CP quy định hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ sau đây:

(i) Thứ nhất, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

(ii) Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét

(iii) Thứ ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.

(iv) Thứ tư, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ theo quy định Khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 khi phát hiện hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, các biện pháp xử lý bao gồm:

(i) Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, ­­có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

(ii) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêmThủ tục giải quyết khiếu nại Kiểu dáng công nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.63014 sec| 1003.945 kb