Xử lý rủi ro của quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định pháp luật

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 15/12/2020
view 187
comment-forum-solid 0
Trong trường hợp các khoản nợ của khách hàng bị ruit ro làm cho Qũy bảo lãnh tín dụng không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn nợ, Qũy tín dụng phải tiến hành các biện pháp nhằm xử lý các rủi ro trên. Thông tư 57/2019/TT-BTC hướng dẫn chi tiết vè việc xử lý rủi ro của Qũy bảo lãnh tín dụng. trở thành cổ đông Đê được tư vấn nhanh chóng, vui lòng liên hệ - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198 Quỹ bảo lãnh tín dụng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn. Quỹ thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật. Xử lý rủi ro là việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với các khoản nợ của khách hàng bị rủi ro dẫn đến Quỹ bảo lãnh tín dụng không thể thu hồi đầy đủ, đúng hạn nợ (gốc, lãi).

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính Phủ quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của Qũy bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Thông tư 57/2019/TT-BTC ngày 26/08/2019 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Qũy bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nguyên tắc xử lý rủi ro của Qũy bảo lãnh tín dụng

Trường hợp bên được bảo lãnh không thanh toán được khoản nợ vay bắt buộc khi đến hạn, bên bảo lãnh được quyền áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại Điều 37 Nghị định 34/2018/NĐ-CP. Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc:

  • Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật;
  • Giảm thiệt hại tối đa cho nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các cơ quan liên quan trong việc bảo lãnh, thu hồi khoản trả nợ thay theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro

Điều 7 Thông tư 57/2019/TT-BTC hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Qũy bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi thuộc các trường hợp sau thì được xem xét để xử lý rủi ro:

  • Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
  • Khách hàng bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
  • Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
  • Khách hàng có khoản nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) theo kết quả phân loại nợ.

Quy định về hợp đồng bảo lãnh tín dụng theo quy định của pháp luật

Điều 8 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định các biện pháp xử lý rủi ro bao gồm:

  • Cơ cấu nợ: (i) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; (ii) Gia hạn nợ
  • Khoanh nợ
  • Xử lý tài sản bảo đảm
  • Bán nợ
  • Xóa nợ lãi
  • Xóa nợ gốc

Thẩm quyền xử lý rủi ro của Qũy bảo lãnh tín dụng

Thẩm quyền này theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 34/2018/NĐ-CP được quy định như sau:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp: Xoá nợ (gốc, lãi), bán nợ thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ;
  • Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định các biện pháp khoanh nợ, xử lý tài sản bảo đảm;
  • Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định biện pháp cơ cấu nợ.
Xem thêmThủ tục mở và thông báo tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.24882 sec| 1004 kb