Ngày nay, nhượng quyền kinh doanh - Franchise được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, từ ẩm thực đến bán lẻ, dịch vụ. Bất kỳ ngành nghề nào có tài sản sở hữu trí tuệ, có thiết lập hệ thống kinh doanh hiệu quả đều có thể nhượng quyền
Nhượng quyền kinh doanh (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm). Bên nhượng quyền chia xẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 yếu tố cơ bản, bao gồm:
- Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo) - Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh - Hệ thống thương hiệu - Sản phẩm/dịch vụ.
Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ta bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn …
Nhìn chung, mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện có thể hiểu ngắn ngọn là chuyển nhượng một số yếu tố nào đó của bên chuyển nhượng như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị, cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ.
Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu và đi trước đối thủ.
Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh.
Người nhượng quyền tham gia vốn đâù tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Nhượng quyền thương mại, các vấn đề pháp lý phải biết
Ngành dịch vụ ăn uống là một mảnh đất màu mỡ có mức tăng trưởng khá ổn định giữa thị trường đầy biến động hiện nay. Trước đây, chỉ có những ông lớn như KFC, Lotteria, Mc Donald's, Buger King... làm chủ sân chơi lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh F&B thì ngày nay lĩnh vực này trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự góp mặt của các thương hiệu đình đám Việt Nam như Golden Gate, Red Sun, Highland Coffee, Cộng, Urban Station, The Coffee House. Đó là chưa kể đến những thương hiệu trẻ tuổi khác như Bánh Mì Má Hải, 1 phút 30 giây ...
Nhưng hấp dẫn hơn hết đó chính là nhượng quyền kinh doanh các thương hiệu trà sữa. Có thể thấy những năm gần đây, thị trường kinh doanh trà sữa vô cùng sôi động với sự góp mặt của các thương hiệu lớn như Gong Cha , Koi Thé, Tocotoco, Royaltea... thu hút sự chú ý và được yêu thích bởi phần lớn khách hàng trẻ từ học sinh, sinh viên đến dân công sở văn phòng. Có thể coi đây là lĩnh vực ăn nên làm ra và nhanh thu hồi lại vốn so với các lĩnh vực khác bởi đây là lĩnh vực có nhu cầu cao và ít gặp rủi ro nếu như đó là một thương hiệu chất lượng và uy tín.
Thị trường bán lẻ vốn đa dạng và nhiều cơ hội đang dẫn trở nên cạnh tranh gây gắt với sự tham gia của các gương mặt đình đám từ các nước Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore... như Family Mart, Big C, 7-Eleven, G25, Circle K, Shop&go, Miniso... cho đến các thương hiệu Việt Nam như Saigon Coop, Vinmart... Các thành phố lớn tại Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng , với dân số đông và sức mua cao, dự đoán lĩnh vực này sẽ càng phát triển lớn mạnh.
Kinh doanh cà phê nhượng quyền thương hiệu là một trong những cách giúp bạn nhanh nhất trở thành ông chủ thành công. Cà phê vốn là thức uống được yêu thích của người dân Việt Nam. Hình ảnh ly cà phê đen đá quen thuộc mỗi sáng trước khi đi làm của người dân hay ly cà phê đá xay mới lạ được các bạn trẻ yêu thích cùng những khoảng thời gian tán gẫu bên bạn bè cho thấy rằng khách hàng của thị trường này vô cùng đa dạng và đầy tiềm năng.
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam chưa bao giờ hết "hot", nhu cầu học tập từ ngoại ngữ đến các kỹ năng ngày càng nhiều và yêu cầu càng cao. Các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ, từ các start up nhỏ như Ms Hoa toeic, anh ngữ I can read... cho đến các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu ở Việt Nam như Hội anh văn Việt Mỹ ( VUS ), Anh ngữ Việt Úc, Anh ngữ Không Gian...
Ngày nay, nhu cầu sức khỏe và làm đẹp không còn gói gọn trong phân khúc khách hàng là nữ giới, nhu cầu này đã mở rộng ra ở nhiều lứa tuổi và mọi giới tính. Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nhượng quyền nước ngoài trong ngành sức khỏe và làm đẹp, do đó đây là thị trường màu mỡ và dự báo sẽ trở thành xu hướng kinh doanh dẫn dầu trong nhiều năm tới. Vì vậy đây có thể là hướng đi mới trong nhượng quyền kinh doanh khi mà các thị trường dịch vụ ăn uống, bán lẻ, cà phê dần trở nên cạnh tranh gay gắt.
Sau thành công trong việc mở rộng chuỗi phòng tập gym fitness và yoga của các thương hiệu nổi tiếng như California Fitness & Yoga, Getfit Gym & Yoga, Elite Fitness, hay Fit24. Hàng loạt các thương hiệu phòng tập từ nhỏ đển lớn được mở ở các thành phố lớn. Có thể thấy nhu cầu tập thể dục, thể thao ở Việt Nam ngày càng cao và khách hàng cũng bắt đầu chịu chi hơn lúc trước.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm