Nội dung bài viết [Ẩn]
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là bảo vệ tài sản trí tuệ tránh khỏi những hành vi xâm phạm, sử dụng bất hợp pháp tài sản trí tuệ của tác giả, chủ sở hữu quyền hợp pháp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin chi tiết đến các bạn về vấn đề trên.
Bài viết được thực hiện bởi chuyên viên Nguyễn Thị Ngân - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ, trong đó bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng và quyền sở hữu công nghiệp.
Có thể quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là đơn thuần là tài sản trí tuệ mà còn là tâm huyết và công sức của người sáng tạo ra chúng. Do đó, việc xâm phạm đến quyền này là được xem là hành vi vi phạm pháp luật vì nó được bảo hộ bởi pháp luật. Các sản phẩm trí tuệ sẽ được pháp luật bảo hộ cụ thể bằng các quyền như: Quyền sở hữu trí tuệ của tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng và quyền sở hữu công nghiệp.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc Nhà nước và chủ thể có quyền hợp pháp được sử dụng các phương thức pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại hành vi xâm phạm quyền. Hiện nay, các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện bằng các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ tài sản trí tuệ tránh khỏi những hành vi xâm phạm, sử dụng bất hợp pháp tài sản trí tuệ của tác giả, chủ sở hữu quyền hợp pháp.
Cụ thể, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định chủ thể quyền có quyền tự bảo vệ và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Theo đó chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể thực hiện việc tự bảo vệ bằng việc áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền của mình:
Thời gian qua, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn vô cùng tinh vi. Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả diễn ra ở cả khu vực sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu, xảy ra với mọi loại hàng hóa có giá trị cao. Cụ thể:
Thực trạng hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thể hiện trong hầu hết các lĩnh vực. Thực trạng này thể hiện ở các hành vi như: in sách lậu, sử dụng các tác phẩm nghệ thuật nhưng không trả tiền cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan. Với sự phát triển của internet thì hành vi vi phạm càng trở nên phức tạp vì tại đây người dùng có thể dễ dàng mạo danh tác giả và thực hiện các hành vi sao chép. Những kẻ mạo danh thường lập tài khoản với tên tác giả nổi tiếng để đăng tải tác phẩm của mình nhằm thu hút lượt tương tác tại các bài đăng.
Đối với thực trạng về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: Hiện nay, các mặt hàng giả hàng nháy, kém chất lượng xuất hiện ngày càng tràn lan trên thị trường. Hình thức bài bán không còn che giấu mà được trưng bày công khai như các chợ truyền thống hoặc phiên chợ tự tổ chức. Điều này làm cho giá trị của hàng thật, hàng chất lượng cao bị sụt giảm vì bị đánh đồng bởi hàng giả, hàng nháy, kém chất lượng.
Bên cạnh đó, phương thức sản xuất, nhập khẩu, mua bán các mặt hàng vi phạm ngày càng trở nên tinh vi. Tình trạng làm giả hàng tiêu dùng đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và sức khỏe của người tiêu dùng.
Mặt khác, hiện nay, việc xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Các hành vi phạm quyền khi bị phát hiện thì thường chỉ bị xử lý bằng các biện pháp dân sự hoặc hành chính. Điều này cho thấy, công tác đấu tranh chống tội xâm phạm sở hữu trí tuệ còn thiếu sót, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo hộ quyền thật hiệu quả. Chính vì vậy, để giải quyết thực trạng trên thì không chỉ cần có sự quản lý, thắt chặt xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước mà còn cần sự đồng hành thông qua hành vi phát hiện, tố giác tội phạm của người dân.
Hiện nay, theo quy định pháp luật thì nếu cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì bị áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính, hình sự.
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn theo quy định pháp luật.
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì đối tượng được bảo vệ của sở hữu trí tuệ gồm ba nhóm đối tượng: Quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng. Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào xam phạm đến ba nhóm đối tượng trên thì đều được coi là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể, hành vi vi phạm quyền bao gồm:
– Hành vi xâm phạm đến quyền tác giả
– Hành vi xâm phạm đến quyền liên quan
– Hành vi xâm phạm đến quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
– Hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh
– Hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
Như đã đề cập trên, nếu tác giả, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp phát hiện hành vi xâm phạm quyền của mình đã được Nhà nước bảo hộ thì có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ.
Theo đó, khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì việc đầu tiên cần làm là liên hệ bên vi phạm để yêu cầu đối tượng vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, ưu tiên sử dụng các biện pháp thương lượng hòa giải. Nếu trong quá trình trao đổi các bên vẫn không thống nhất được quan điểm, đối tượng xâm phạm quyền vẫn không chấm dứt hành vi vi phạm thì tác giả, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp có thể chuẩn bị hồ sơ khiếu nại hoặc khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền về hành vi xâm phạm trên.
Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan như: Toà án, Quản lý thị trường, Thanh tra, Công an, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm