Nội dung bài viết [Ẩn]
Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đang là một hoạt động phổ biến hiện nay. Pháp luật về sở hữu trí tuệ đã có quy định rõ về hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật Sở hữu trí tuệ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 đưa ra khái niệm quyền sở hữu công nghiệp như sau: đây là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các tài sản trí tuệ bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng khác nhau sẽ được xác lập trên các cơ sở khác nhau: trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trên cơ sở sử dụng không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký sử dụng hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện bảo hộ nó,...
Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối với đối tượng sử dụng công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc này được thực hiện thông qua những hình thức chuyển giao như: chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là hoạt động của chủ sở hữu quyền sử hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác.
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Chuyển giao quyền sử công nghiệp phát triển nhượng quyền sử hữu công nghiệp thực chất là hai khái niệm khác nhau và được phân nhiệm rõ ràng.
Thứ nhất, chuyển nhượng quyền sử hữu công nghiệp là chủ sở hữu nhượng lại quyền sở hữu cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Còn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sử hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu cho phép cá nhân tổ chức khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Thứ hai, bên chuyển nhượng phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp còn bên chuyển giao có thể là chủ sở hữu hoặc bên nhận chuyển giao được chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép.
Thứ ba, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là chuyển quyền sở hữu còn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng công nghiệp là chuyển quyền sử dụng của đối tượng sở công nghiệp đó.
Điều 48, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định như sau:
(i) Đối với các loại quyền sở công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền quản lý về quyền sở hữu công nghiệp.
(ii) đối với các loại quyền xíu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
(iii) Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, trong hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
(iv) Quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt thì mặc nhiên hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tự động chấm dứt.
Có thể bạn quan tâm: Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
Điều 149 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ sau:
(i) Bờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
(ii) Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
(iii) Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
(iv) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
(v) Chứng từ nộp phí, lệ phí;
(vi) Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua người đại diện.
Để biết thêm các thông tin khác về Sở hữu trí tuệ, vui lòng xem thêm tại Sở hữu trí tuệ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm