Bảo hộ thương hiệu - Vấn đề mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp!

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 27/11/2021
view 41
comment-forum-solid 0

Bảo hộ thương hiệu là thủ tục hành chính xác lập quyền thương hiệu của người nộp đơn thông qua việc được cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bằng bảo hộ thương hiệu đó. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề trên.

Bảo hộ thương hiệu  

1- Thương hiệu là gì?

"Thương hiệu" là thuật ngữ vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Cụm từ này thường hay xuất hiện nhiều trên báo chí, truyền thông...còn trong đời sống hằng ngày thì mọi người hay nhắc đến nó bằng cụm từ "nhãn hiệu". Tuy nhiên, trong kinh doanh hai thuật ngữ này có thể khác nhau về mặt nhìn nhận pháp lý nhưng cơ bản về bản chất chúng mang ý nghĩa tương đồng nhau. Lý do mọi người vẫn hay nhầm tưởng thương hiệu là nhãn hiệu và ngược lại vì hiện nay, không có một định nghĩa pháp lý rõ ràng về thương hiệu.

Nhìn chung, xét về bản chất, có thể hiểu thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá trị của một doanh nghiệp mang lại với nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng. Doanh nghiệp càng có thương hiệu cao càng tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng, từ đó lợi nhuận thu được cũng được gia tăng. Thương hiệu giúp nhìn đánh giá có cái nhìn về mặt nhãn quan và sự liên tưởng trong trí não về doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường.

Song, xét về mặt nhận diện thì thương hiệu bao gồm tên được gợi hình, có thể nhận diện bằng mắt bằng dấu hiệu như: logo, nhãn hiệu. Vì lý do này mà nó thường bị đánh đồng là nhãn hiệu.

Hiện nay, thương hiệu có thể chia thành 2 loại là: Thương hiệu doanh nghiệp, ví dụ như Tập đoàn Viettel (số 1 về viễn thông tại Việt Nam); Tập đoàn Vingroup (tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam);...Đây là những thương hiệu đã nổi tiếng, xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Bên cạnh đó thì cũng có những thương hiệu mang tầm vóc với quy mô nhỏ hơn nhưng cũng tạo được niềm tin và chỗ đứng trên thị trường như Đồ Gỗ Thanh Tùng, Xưởng gỗ An Lạc...

Bên cạnh thương hiệu doanh nghiệp thì thương hiệu sản phẩm, dịch vụ cũng được nhiều người biết đến như: VinHomes (thương hiệu bất động sản cao cấp); VinFast (thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam); VinCom (hệ thống trung tâm thương mại);...

Nhìn chung, thương hiệu tốt sẽ để lại ấn tượng tốt trong suy nghĩ của mọi người, nó không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong ngắn hạn mà còn là con đường thuận lợi để doanh nghiệp khẳng định vị thế vững mạnh của mình trên đấu trường kinh doanh.

Xem thêm: Bảo vệ thương hiệu

2- Bảo hộ thương hiệu là gì? Bảo hộ thương hiệu tiếng anh là gì?

Theo quy định về pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay thì không có quy định về việc bảo hộ thương hiệu mà chỉ quy định về việc bảo hộ đối với nhãn hiệu. Do đó, như đã trình bày trên thương hiệu là thuật ngữ chỉ được dùng giữa các doanh nghiệp, trong môi trường kinh doanh hoặc xuất hiện trên báo chí về các chủ đề kinh doanh.

Do đó, hiện nay pháp luật Việt Nam không cho phép đăng ký và bảo hộ độc quyền đối với thương hiệu mà chỉ cho đăng ký bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu.

Bảo hộ thương hiệu tiếng anh là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu tiếng Anh là the brand identity, ngoài ra bộ nhận diện thương hiệu được hiểu theo tiếng Anh như sau:

The brand identity is the brand owner wants to build a set of brand standards to create good effects for customers, this set of standards will include logos, brands, slogans, packaging labels, brands, envelopes, business cards, key colors … etc. on a vertical axis so that customers can easily identify and distinguish from other brands for the same business field.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest

3- Vì sao cần phải bảo hộ thương hiệu?

Việc bảo hộ thương hiệu có vai trò hết sức quan trọng đối với chính bản thân chủ sở hữu thương hiệu cũng như sự phát triển chung của xã hội.

Thương hiệu là giá trị cốt lõi tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà doanh nghiệp vô cùng xem trọng việc tạo dựng thương hiệu.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về vai trò thực sự của việc tạo dựng thương hiệu. Nhưng nhìn chung có thể hiểu đây là cách thức để  xây dựng và tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Hay nói cách khác là phương thức để khẳng định bản thân doanh nghiệp trước những tác động thị trường có thể xảy ra trong môi trường kinh doanh.

Một thương hiệu đã xây dựng không những góp phần bảo vệ doanh nghiệp mà còn là đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

4- Thực trạng bảo hộ thương hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì nhiều chủ sở hữu cũng đã phát hiện được các vấn đề có thể phát sinh đối với các thương hiệu của mình. Vì thế, nhu cầu đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm trí tuệ cũng ngày càng được quan tâm.

Từ nhu cầu đăng ký bảo hộ đó đã giúp cho các sản phẩm trí tuệ tránh khỏi được các tình huống bị sử dụng trái phép mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trở thành công cụ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xuất phát từ thực trạng bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam cho nên khi phát hiện sản phẩm trí tuệ của mình bị sử dụng trái phép thì các chủ sở hữu có thể gửi văn bản yêu cầu bên sử dụng trái phép chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của mình. Tuy nhiên, nếu đã gửi yêu cầu nhưng bên vi phạm vẫn tiếp tục sử dụng trái phép thì chủ sở hữu có quyền khởi kiện để bảo vệ chủ sở hữu là văn bằng bảo hộ.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

5- Những rủi ro của doanh nghiệp nếu không bảo hộ thương hiệu đúng cách

Thứ nhất, doanh nghiệp bị mất quyền đăng ký bảo hộ: Theo quy định thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Theo đó, chủ sở hữu có thể mất quyền đăng ký do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.

Thứ hai, khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng: Nếu chủ sở hữu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng tài sản trí tuệ của mình.

Thứ ba, có nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép: Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký nhưng tài sản trí tuệ đó được một doanh nghiệp khác đăng ký thì chủ sở hữu hợp pháp lúc này là bên được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, chủ thể vi phạm có thể bị khởi kiện tại tòa án nhân dân hoặc xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ tư, ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh của doanh nghiệp: Việc xây dựng và phát triển một thương hiệu trên thị trường mất rất nhiều thời gian cũng như công sức của chủ sở hữu thương hiệu. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ thương hiệu theo quy định dẫn đến vấn đề chủ thể khác sử dụng tài sản trí tuệ đó cung ứng ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng thì sẽ gây ảnh hưởng vô cùng lớn đối với uy tín của người sáng lập ra chúng trong kinh doanh.

6- Chi phí để bảo hộ thương hiệu là bao nhiêu?

Đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số lượng, nhóm sản phẩm/dịch vụ và cách thức tiến hành thủ tục đăng ký nhanh hay thủ tục bình thường theo quy định và thực tế.

Các khoản chi phí đăng ký thương hiệu phải nộp thường bao gồm: Lệ phí đăng ký và chi phí cho việc đăng ký được tính như sau:

  • Chi phí tra cứu: Chi phí cho việc tra cứu thường áp dụng theo nhóm sản phẩm/dịch vụ bao gồm tối thiểu 01 nhóm/01 nhãn hiệu là: 500.000 VND, đối với mỗi nhóm tăng thêm chi phí cho từng nhóm tăng thêm là 500.000 VND.
  • Chi phí nộp đơn đăng ký thương hiệu cho 01 nhóm/01 là: 1.000.000 VND.
  • Chi phí cấp văn bằng bảo hộ cho 01 nhóm/01 thương hiệu: 360.000 VND.

Như vậy, tổng chi phí cơ bản cho việc đăng ký nộp đơn đăng ký bảo hộ sẽ là 1.860.000 VND.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

7- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Bảo hộ thương hiệu - Vấn đề mang tính sống còn với mỗi doanh nghiệp! được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Bảo hộ thương hiệu - Vấn đề mang tính sống còn với mỗi doanh nghiệp! có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19719 sec| 1039.492 kb