Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ tốt thương hiệu khỏi các đối thủ cạnh tranh?

Bởi Trần Thị Thu Hoài - 27/11/2021
view 860
comment-forum-solid 0

Hiện nay, để có thể xây dựng được một thương hiệu uy tín, và có chỗ đứng trên thị trường là điều không dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Bởi vì bên cạnh cạnh nguồn tài chính thì các doanh nghiệp cần có một chiến dịch hoàn hảo. Chính vì thế mà việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu thường đi kèm với khá nhiều rủi ro. Bởi vấn đề về hàng giả hàng nhái thương hiệu diễn ra khá thường xuyên trên tất cả các ngành nghề. Do vậy mà vấn đề lớn đặt ra lúc này đó chính là doanh nghiệp cần phải làm gì để bảo vệ thương hiệu của mình khỏi các đối thủ cạnh tranh. Hãy cùng công ty Luật Everest tìm hiểu và tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về việc bảo vệ thương hiệu của mình?

Bảo vệ thương hiệu Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là thuật ngữ vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Cụm từ này thường hay xuất hiện nhiều trên báo chí, truyền thông…còn trong đời sống hằng ngày thì mọi người hay nhắc đến nó bằng cụm từ “nhãn hiệu”. Tuy nhiên, trong kinh doanh hai thuật ngữ này có thể khác nhau về mặt nhìn nhận pháp lý nhưng cơ bản về bản chất chúng mang ý nghĩa tương đồng nhau. Lý do mọi người vẫn hay nhầm tưởng thương hiệu là nhãn hiệu và ngược lại vì hiện nay, không có một định nghĩa pháp lý rõ ràng về thương hiệu.

Xem thêm về: Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Nếu như xét về bản chất, có thể hiểu thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá trị của một doanh nghiệp mang lại với nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng. Doanh nghiệp càng có thương hiệu cao càng tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng, từ đó lợi nhuận thu được cũng được gia tăng. Thương hiệu giúp ta đánh giá và có cái nhìn về mặt nhãn quan, sự liên tưởng trong trí não về doanh nghiệp và các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường.

Song, xét về mặt nhận diện thì thương hiệu bao gồm tên được gợi hình, có thể nhận diện bằng mắt bằng dấu hiệu như: logo, nhãn hiệu. Vì lý do này mà nó thường bị đánh đồng là nhãn hiệu.

Hiện nay, thương hiệu có thể chia thành 2 loại là: Thương hiệu doanh nghiệp, ví dụ như Tập đoàn Viettel (số 1 về viễn thông tại Việt Nam); Tập đoàn Vingroup (tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam);…Đây là những thương hiệu đã nổi tiếng, xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Bên cạnh đó thì cũng có những thương hiệu mang tầm vóc với quy mô nhỏ hơn nhưng cũng tạo được niềm tin và chỗ đứng trên thị trường như Đồ Gỗ Thanh Tùng, Xưởng gỗ An Lạc…

Bên cạnh thương hiệu doanh nghiệp thì thương hiệu sản phẩm, dịch vụ cũng được nhiều người biết đến như: VinHomes (thương hiệu bất động sản cao cấp); VinFast (thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam); VinCom (hệ thống trung tâm thương mại);…

Nhìn chung, thương hiệu tốt sẽ để lại ấn tượng tốt trong suy nghĩ của mọi người, nó không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong ngắn hạn mà còn là con đường thuận lợi để doanh nghiệp khẳng định vị thế vững mạnh của mình trên đấu trường kinh doanh.

Tầm quan trọng của thương hiệu? Vì sao cần phải bảo hộ thương hiệu?

Tầm quan trọng của thương hiệu:

i) Thương hiệu được xem là một trong những tài sản quý giá nhất của hầu hết các doanh nghiệp lớn nheo...Thương hiệu đại diện cho bộ mặt doanh nghiệp, logo, khẩu hiệu nhãn hiệu giúp dễ nhận biết hoặc đánh dấu sự cộng tác của công ty với đối tác.

ii) Trong thực tế, công ty thường được khách hàng nhận diện, biết đến và gọi bằng tên thương hiệu. Do vậy mà tên thương hiệu và tên doanh nghiệp trở thành một và hoàn toàn giống nhau. Thương hiệu của công ty mang theo nó một giá trị tiền tệ trên thị trường chứng khoán (nếu như công ty niêm yết), ảnh hưởng đến giá trị cổ đông khi nó tăng hoặc giảm. Chính vì những lý do này mà các doanh nghiệp cần phải duy trì tính toàn vẹn của thương hiệu. 

Cần phải bảo vệ thương hiệu bởi vì:

i) Việc bảo vệ thương hiệu có vai trò hết sức quan trọng đối với chính bản thân chủ sở hữu thương hiệu cũng như sự phát triển chung của xã hội.

ii) Thương hiệu là giá trị cốt lõi tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà doanh nghiệp vô cùng xem trọng việc tạo dựng và bảo vệ thương hiệu.

iii) Có nhiều cách hiểu khác nhau về vai trò thực sự của việc tạo dựng và bảo vệ thương hiệu. Nhưng nhìn chung có thể hiểu đây là cách thức để  xây dựng và tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Hay nói cách khác là phương thức để khẳng định bản thân doanh nghiệp trước những tác động thị trường có thể xảy ra trong môi trường kinh doanh.

iv) Một thương hiệu đã xây dựng không những góp phần bảo vệ doanh nghiệp mà còn là đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Xem thêm thông tin chi tiết về Thủ tục bảo hộ thương hiệu

Ví dụ về bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam

Hiện nay, việc bảo vệ thương hiệu không chỉ là việc riêng của doanh nghiệp mà còn là vấn đề kinh tế, vấn đề hình ảnh của đất nước. Do vậy mà các doanh nghiệp cần phải bảo vệ thương hiệu của mình thật tốt tránh việc xảy ra tranh chấp.

Một số ví dụ về bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam:

Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều bài học về việc để mất thương hiệu do không có thói quen đăng ký bảo vệ tên miền thương hiệu.

i) Vào năm 2000, Trung Nguyên bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới). Sau gần 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Trung Nguyên đã phải chi hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này. Và sau đó, càphê Trung Nguyên đã thực hiện biện pháp bảo vệ thương hiệu của mình tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.

Tuy nhiên thì mới đây Trungnguyen.com.au đăng ký tên miền này tại Australia thì phát hiện Cty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền này và sử dụng dưới hình thức một website giao dịch thương mại. Không những vậy, Trung Nguyên còn tiếp tục để mất thương hiệu café chồn tại Mỹ. Sau khi vụ tên miền thương hiệu Legendeecoffee bị người khác thâu tóm, Trung Nguyên lại có nguy cơ bị chặn đường xuất khẩu café mang thương hiệu Legendee Coffee tại thị trường Mỹ.

ii) Vào năm 2002, thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean.Vinataba đã phải bỏ nhiều công sức và tiền bạc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài.

iii) Hay trường hợp nước mắm Phú Quốc cũng bị công ty Viet Huong Fishsauce- Mỹ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ và cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Australia.

iv) Một trường hợp khác nữa là PetroVietnam của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam vừa bị một doanh nghiệp có tên Nguyen Lai đăng ký tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ.

Như vậy ta thấy việc bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam diễn ra chưa sát sao. Nên mọi người cần phải đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm giúp bảo vệ và nâng cao được thương hiệu của doanh nghiệp mình tránh bị người khác đánh cắp. 

Có thể bạn quan tâm: Bảo hộ logo thường hiệu

Những biện pháp hữu ích mà doanh nghiệp cần phải làm để bảo vệ tốt thương hiệu của mình

Đăng ký bảo hộ thương hiệu

i) Hiện nay thì đối với quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm các đối tượng là: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hay thiết kế bố trí mạch tích hợp, thì việc bảo hộ được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu của các đối tượng đó. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ đối với các đối tượng trên để dảm bảo quyền lợi.

ii) Khi đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp thì thương nhân sẽ được pháp luật bảo vệ. Đặc biệt là để tránh khả năng nhầm lẫn với các thương hiệu trên thị trường mà có cùng lĩnh vực với mình. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu còn giúp cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình nhanh nhất tới khách hàng. Và tránh được các vấn đề tranh chấp, phát sinh trong quá trình sử dụng thương hiệu. Bên cạnh đó còn có quyền sở hữu độc quyền thương hiệu đó tại vùng lãnh thổ quốc gia đã được đăng ký để có quyền yêu cầu các chủ thể khác xâm phạm, sử dụng thương hiệu giống hoặc tương tự với mình đã được bảo hộ. 

Để có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề, mời bạn đọc xem thêm thông tin về Bảo hộ thương hiệu

Biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm của đối thủ

Hiện nay, đứng trước tình trạng hành vi xâm phạm thương hiệu ngày càng phổ biến với nhiều hình thức phức tạp, các chủ sở hữu thương hiệu đã có những biện pháp nhanh chóng, kịp thời nhằm đối phó, xử lý các hành vi xâm phạm thương hiệu để có thể hạn chế được tối đa những ảnh hưởng do các hành vi xâm phạm của đối thủ gây ra. Dưới đây là một số giải pháp xử lý các hành vi xâm phạm của đối thủ chủ sở hữu cần lưu ý để áp dụng:

i) Đó là cảnh báo vi phạm: Chủ sở hữu trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan tổ chức có thẩm quyền  phát hành công văn cảnh báo vi phạm và đề nghị chấm dứt hành vi, khắc phục hậu quả.

ii) Là yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu của đối thủ bằng (biện pháp hành chính): 

Theo phương án này thì chủ sở hữu sẽ trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan tổ chức có thẩm quyền, soạn thảo chuẩn bị tài liệu cần thiết và nộp yêu cầu xử lý xâm phạm cho cơ quan nhà nước.

Tùy theo từng địa phương, tính chất của từng vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền có thể được chọn theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

iii) Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự:

Khi xảy ra tranh chấp thì chủ sở hữu có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết vụ việc. 

Toà án có thẩm quyền buộc bên xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thực hiện việc:

Đầu tiên là phải chấm dứt hành vi xâm phạm.

Sau đó xin lỗi, cải chính công khai.

Cần phải thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Bồi thường thiệt hại theo yêu cầu.

iv) Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hình sự:

Được áp dụng đối với người nào cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.

Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét và xử lý vụ việc.

Mọi người cũng có thể xem thêm: xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.26923 sec| 1051.234 kb