Nội dung bài viết [Ẩn]
Tra cứu nhãn hiệu là một trong những bước quan trọng giúp việc đăng ký nhãn hiệu thuận lợi nhất có thể. Khi đăng ký nhãn hiệu của mình sẽ không thể tránh được việc nhãn hiệu mà mình đăng ký sẽ bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nào đó đã đăng ký trước đó. Vì vậy tra cứu nhãn hiệu là việc rất cần thiết để kiểm tra thương hiệu của bạn đã có ai đăng ký hay chưa. Vậy bạn đã biết cách tra cứu nhãn hiệu quốc tế chưa? Hãy cùng Công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu cách tra cứu nhãn hiệu quốc tế trên WIPO vô cùng đơn giản dưới đây.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Nhãn hiệu được định nghĩa theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là một tài sản trí tuệ cần được bảo vệ và căn cứ pháp lý để bảo hộ nhãn hiệu đó là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Nhãn hiệu quốc tế được hiểu là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại một hoặc nhiều quốc gia trên thế giới để mở rộng phạm vi kinh doanh và tránh mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của chủ sở hữu của bên thứ ba tại quốc gia đó.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách tra cứu nhãn hiệu Cục sở hữu trí tuệ
Thứ nhất, việc ra cứu nhãn hiệu giúp bạn kiểm tra thông tin của nhãn hiệu có sự tương tự, trùng lặp hay dễ gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ trước đó hoặc đang trong quá trình đăng ký bảo hộ hay không. Từ đó bạn có thể so ánh nhãn hiệu của bạn có gì giống và khác với những nhãn hiệu kia; các yếu tố trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn là gì và nên chỉnh sửa như thế nào để tạo ra sự khác biệt.
Thứ hai, việc tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp kiểm tra được thông tin về nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký có xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu khác đã đăng ký hay không? hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tùy từng mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi.
Thứ ba, khi tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu tiết kiệm được thời gian và chi phí đăng ký. Nếu không phát hiện ra sự trùng lặp, tương tự hay dễ gây nhầm lẫn thì chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn nộp đơn đăng ký bảo hộ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu chưa đủ điều kiện đăng ký bảo hộ thì hồ sơ đăng ký sẽ bị trả lại, chủ sở hữu nhãn hiệu buộc phải thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu lại từ bước đầu. Điều này rất tốn thời gian khi phải đợi một thời gian dài để Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và chi phí phí, làm bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Như vậy, việc tra cứu nhãn hiệu là vô cùng quan trọng bởi nhãn hiệu có đăng ký thành công hay không là nhờ bước tra cứu này. Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác thì đương nhiên không thể đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình được. Chỉ khi nhãn hiệu của bạn có sự khác biệt và có khả năng phân biệt với nhãn hiệu khác thì bạn mới có thể đăng ký bảo hộ thành công.
Các tổ chức cá nhân có thể tra cứu nhãn hiệu quốc tế vô cùng đơn giản thông qua cơ sở dữ liệu của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) qua các bước sau đây:
Chọn tên trường cần tra cứu và điền nội dung vào mục “Biểu thức” gồm Trademark (tên nhãn hiệu) và Designation (quốc gia được chỉ định).
Ví dụ: Tra cứu nhãn hiệu “TRUECONF” là một trong số rất nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký thành công tại Việt Nam, nhập vào trường “Trademark” chữ “TRUECONF” và nhập vào trường “Designation” như dưới đây.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Sau đó, người tra cứu click vào “search” phía góc dưới bên phải để tìm xem thông tin về nhãn hiệu.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Người tra cứu Click vào “Trademark” để xem thông tin chi tiết về đơn nhãn hiệu.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198Người tra cứu nhãn hiệu có thể tra cứu các nhãn hiệu quốc tế được coi là tương tự với nhãn hiệu có chữ “TRUE” hoặc “CONF” bằng cách nhập vào trường “Trademark” cụm chữ “TRUE” hoặc “CONF”.
Người tra cứu nhãn hiệu có thể thêm thông tin cho các trường như: “Nice” (nhóm sản phẩm/dịch vụ), “Holder” (chủ sở hữu), Vienna (loại hình),…để tối ưu hóa việc tìm kiếm.
Một số quy tắc người tra cứu nhãn hiệu quốc tế có thể áp dụng khi tìm kiếm các từ khóa như sau:
Ký tự “*” - thay thế cho không ký tự nào hoặc nhiều ký tự. Ký tự “?” - thay thế cho không ký tự nào hoặc một ký tự. Ký tự “_” - thay thế cho một ký tự. Cặp ngoặc kép “…” - tìm chính xác những bản ghi chứa trong chuỗi tìm kiếm. Dấu cách giữa hai từ hoặc (cụm) từ biểu thị cho hoán tử Hoặc.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm